Cận cảnh một ca tiêm filler trẻ hóa nếp nhăn.
Từ trước đến nay, đa số người Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đều có cấu trúc mũi cong, cằm ngắn, hàm bạnh khiến mặt luôn to bè, gây ra những điểm trừ về mặt thẩm mỹ. Vì vậy, tái định hình dáng cằm để thành dáng V-line vì thế ngày càng ngày càng trở thành một nhu cầu bức thiết.
Việc sử dụng filler (chất làm đầy hóa học) được xem là phương pháp tiên tiến, hiện đại và hiệu quả nhất trong việc tạo khuôn cằm V-line, nâng mũi mà không cần phẫu thuật. Khác với các loại hình phẫu thuật cắt gọt xương hàm hay độn sụn mũi gây đau đớn và thời gian hồi phục lâu, tiêm filler là phương pháp nhanh chóng và ít biến chứng.
1. Quá trình thực hiện tiêm filler
Trước khi tiêm filler, bạn sẽ trải qua những xét nghiệm cần thiết để thử độ thích ứng và xác định thể trạng sức khỏe. Nếu đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng vô trùng, tiến hành tiêm filler.
Bước 1: Xác định vùng cần tiêm
2
Bác sĩ đánh dấu để xác định chính xác vùng cần tiêm và vị trí tiêm trên mặt.
Bước 2: Sát trùng vùng tiêm
3
Bước 3: Sử dụng kim mồi để kiểm tra đảm bảo vị trí tiêm không trúng mạch máu
31
Bước 4: Tiêm filler
31
Filler sẽ được tiêm một cách từ từ để làm đầy các mô rỗng. Bác sỹ vừa tiêm sẽ vừa thực hiện thao tác nắn chỉnh và cân bằng vị trí tiêm filler đúng với yêu cầu nhất. Vùng da quanh cằm cũng sẽ được nuôi dưỡng bởi các chuỗi peptide có trong chất filler và sẽ trở nên hồng hào, mịn màng hơn.
Toàn bộ quá trình tiêm sẽ kéo dài trong khoảng từ 15-30 phút. Hiệu quả thẩm mỹ sẽ xuất hiện ngay từ 30-60 phút sau khi tiêm filler.
2. Sau khi tiêm filler cần kiêng cữ như thế nào?
Sau khi tiêm xong, khách hàng nên nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng ít nhất một tuần. Đồng thời cũng nên hạn chế trang điểm hay tác động mạnh vào vùng tiêm để tránh ảnh hưởng đến filler, làm ảnh hưởng đến hình dáng và kết quả thẩm mỹ. Bệnh nhân cũng nên kiêng ăn các đồ ăn cứng, chỉ nên ăn đồ lỏng, mềm, dễ tiêu và tránh đồ uống có cồn hoặc caffein.
3. Tiêm filler có cần kén chọn tay nghề bác sĩ?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, chất làm đầy filler chỉ thực sự hiệu quả khi được sử dụng với liều lượng hợp lý, độ sâu và vị trí tiêm chính xác. Trong khi đó, ngay cả ở những nước tiên tiến nhất, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác liều lượng thực tế đối với từng loại da mặt. Thêm vào đó, ở mỗi cơ địa khác nhau lại đòi hỏi việc xác định vị trí tiêm khá phức tạp và tay nghề của bác sĩ thẩm mỹ phải rất cao.
TS.BS. Frank Joshep, Khoa Thẩm mỹ chỉnh hình thuộc Bệnh viện John Hopkins, Mỹ, cho biết: “Mỗi vùng da trên mặt có đặc điểm khác nhau, filler chỉ hiệu quả khi được tiêm bởi những bác sĩ nắm vững cấu trúc cơ mặt”. Việc tiêm chất làm đầy filler đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn sâu về giải phẫu vùng mặt và kỹ thuật tiêm, thao tác tiêm rất cẩn thận và nhẹ nhàng.
4. Đối tượng phù hợp nhất với phương pháp tiêm filler
- Những người không có quá nhiều khuyết điểm trên gương mặt, chỉ có cằm ngắn hoặc mặt quá tròn, vùng cằm không có tạo hình rõ ràng.
- Những người tăng cân quá nhanh khiến khuôn mặt bị mất nét, biến dạng.
- Những người bận rộn, không muốn phẫu thuật vì chờ đợi lâu, thời gian hồi phục kéo dài.
- Những người không đủ sức khỏe để làm phẫu thuật gọt cằm.
- Những người thích đi theo xu hướng nên chỉ làm cằm, nâng mũi tạm thời chứ không vĩnh viễn.
Bước sang năm 2018-thời đại lên ngôi của phẫu thuật thẩm mỹ, chị em hãy cùng chuẩn bị cho mình những kiến thức tường tận và chuyên sâu về các phương pháp làm đẹp tiên tiến nhất được cập nhập liên tục tại Eva.vn.
Đến với tuyến bài về phương pháp tiêm filler lần này, mọi bài viết liên quan đều là những kim chỉ nam giúp bạn đọc nắm trong tay cái nhìn rõ nét hơn về mặt lợi-hại của chuyện "dao kéo". Hy vọng sau tuyến bài, các Eva sẽ tự tin hơn với việc làm đẹp trong bối cảnh hiện đại.
Merc
0 comments:
Post a Comment