Showing posts with label giao-thong. Show all posts
Showing posts with label giao-thong. Show all posts

Thursday, May 10, 2018

Báo Giao Thông: Hè rồi, dùng kem chống nắng thế nào an toàn?

Tìm kiếm bài viết Giao Thông: Tạ Tôn, Tia cực tím, Lê Anh Tuấn
Dùng kem chống nắng không đúng liều lượng, không những không mang lại hiệu quả, thậm chí còn khiến da bị tổn thương.

Dùng kem đúng cách, mặc áo chống nắng giúp cản tia UV - Ảnh: Tạ Tôn

Theo chuyên gia da liễu, không nhất thiết phải dùng kem chống nắng, chỉ cần che chắn bằng khăn, mũ, áo cũng mang lại hiệu quả không kém.

Bỏng rát vì bị kích ứng kem chống nắng

Chị Nguyễn Thị Y. buộc phải tìm đến bác sĩ da liễu khám vì sau 4 ngày sử dụng với tần suất liên tục kem chống nắng, khuôn mặt chị xuất hiện dấu hiệu ngứa, nổi mẩn, thậm chí có cả cảm giác bỏng rát. Sau thăm khám, bác sĩ kết luận chị bị nhiễm trùng da do lạm dụng kem chống nắng và dùng loại kem không tương thích với da. Theo chị Y., bình thường chị bôi kem chống nắng 2 lần/ngày, tuy nhiên, mấy ngày nghỉ lễ vừa qua, gia đình cùng nhau đi biển nên tần suất tăng lên 2 tiếng/lần. “Loại kem chống nắng này cũng đã được tôi sử dụng hè năm trước, không ngờ, năm nay dùng lại bị kích ứng da thế này”, chị Y. cho hay.

Còn chị Minh H. cứ đến hè lại lao đao đi tìm kem chống nắng phù hợp với làn da nhạy cảm của mình. Từ loại rẻ đến đắt tiền đều được chị thử cả mà lần nào bôi kem chỉ được 1 tuần là da mặt lại mẩn ngứa, hình thành các mảng đỏ. Có lần mất gần 1 tháng mới phục hồi hoàn toàn làn da cũ. Cũng chính vì lẽ đó, nên chị thường từ chối tham gia các hoạt động ngoại khóa, nhất là trong những ngày hè.

Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu Nguyễn Thành, những người có cơ địa nhạy cảm, da thường hay nổi mẩn hoặc mụn trứng cá rất dễ bị kích ứng da khi dùng kem chống nắng, thậm chí có thể dẫn đến viêm da và nhiễm trùng. Hơn nữa, hiện phần lớn chị em vẫn thường dùng kem chống nắng sai cách, dùng kem chất lượng kém hoặc tự điều trị sau khi bị dị ứng kem chống nắng khiến các bệnh lý sẵn có của da nặng thêm.

Các chuyên gia da liễu cũng khuyến cáo vùng da mặt và cổ là những nơi dễ bị tổn thương hơn những phần da khác trên cơ thể, vì vậy, cần chọn kem chống nắng phù hợp với da. Không nên sử dụng các sản phẩm kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao, sẽ khiến những chất hóa học trong sản phẩm kết hợp với mồ hôi gây tác dụng phụ như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mụn... Sau khi dùng kem chống nắng, cần vệ sinh da sạch sẽ và trước khi dùng kem phải đảm bảo da được sạch.

Dùng kem chống nắng sao cho đúng?

Theo BS. TS. Da liễu Lê Anh Tuấn (Đại học Jutendo, Tokyo, Nhật Bản), kem chống nắng, nói về bản chất chính xác là kem chống tia cực tím (UV) vì chỉ có tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời (phổ 280 - 400nm) là gây đen, lão hóa và ung thư da. Các loại kem chống nắng có chỉ số SPF (chỉ số bảo vệ) khác nhau, theo nguyên tắc chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời càng cao, ví dụ SPF 30 có nghĩa là khi bôi kem thì hiệu quả bảo vệ giảm đỏ da gấp 30 lần so với không bôi trong cùng một thời gian tiếp xúc với ánh nắng. BS. Tuấn lưu ý, ở các nước nhiệt đới nếu bôi kem có SPF nhỏ hơn 30 sẽ không hiệu quả.

Cũng theo BS. Lê Anh Tuấn, dùng kem chống nắng như thế nào cho đúng là điều mọi người từ trước đến nay không để ý và hầu hết đều dùng sai cách. Các nhà khoa học đã tính rằng, lượng kem cần để bôi 1 lần đủ cho mặt, cổ, hai tay và hai cẳng chân khoảng 28 gram, sau 2 - 3 giờ kem sẽ hấp thu hết vào da nên phải bôi nhắc lại. Như vậy, lượng kem đủ bôi cho vùng mặt mỗi lần cần 3 -5gram. Bôi kem chống nắng phải bôi dày, bết, bôi mỏng sẽ không có tác dụng bảo vệ.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của BS. Tuấn, dùng kem chống nắng không phải là giải pháp duy nhất giúp cản tia UV. Có một cách chống nắng hiệu quả vừa rẻ tiền vừa tiện lợi đó là chống nắng bằng các phương pháp bảo vệ vật lý như đội mũ, che ô, bịt mặt, quần áo chống nắng... “Do khả năng xuyên thấu của tia UV rất kém nên hiệu quả của các phương pháp vật lý này rất cao. Ngay với các xe ô tô đã dán phim chống UV rồi thì cũng rất yên tâm, loại phim tốt cản tới 99% tia cực tím mặc dù ánh nắng vẫn xuyên qua”, ông Tuấn cho biết.

Đức Anh

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Giao Thông

Sunday, April 29, 2018

Báo Giao Thông: Phòng tránh say nắng khi đi chơi dịp 30/4 - 1/5 bằng cách nào?

Tìm kiếm bài viết Giao Thông: Vitamin E., Nicotin, Côtông
Cùng tham khảo cách phòng tránh say nắng dưới đây để bạn có chuyến đi du lịch hoàn hảo hơn.

Uống nhiều nước

Trời nắng nóng cơ thể rất nhanh bị mất nước, khi đó bạn dễ say nắng hơn. Vì thế, hãy đảm bảo rằng mình uống nhiều nước. Nếu bạn tham gia các hoạt động vui chơi thì việc uống nước càng cần thiết hơn. Dù chưa cảm thấy khát, bạn vẫn nên uống nước. Lưu ý rằng, nếu đang thấy nóng bức, hoặc vừa hoạt động ra nhiều mồ hôi thì không nên uống nước đá, nước lạnh để tránh sốc nhiệt và có thể dễ bị cảm.

Làm mát cơ thể

Tắm nước mát thường đem lại cho cơ thể cảm giác dễ chịu hơn hoặc cũng có thể tắm nước ấm hay đơn giản chỉ là vỗ nước mát lên mặt, tay, chân. Ở bên ngoài, hãy tìm đến bể bơi hay biển.

Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng nếu nhiệt độ ngoài trời lên tới 39-40 độ C, cố gắng cách 2 tiếng, tắm hoặc vẩy nước lên tay chân hay đắp khăn mát lên người. Mẹo nhỏ này sẽ giúp cơ thể tránh khỏi sự sốc nhiệt.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Để bảo vệ cơ thể khỏi nắng nóng, tốt hơn hãy lựa chọn trang phục được may bằng chất liệu cotton hay lanh và thích hợp nhất với các gam sáng màu. Nếu các chất liệu may mặc màu đen hay màu sẫm, chúng sẽ hấp thụ tất cả ánh nắng và nhiệt độ. Ngược lại, hãy quên đi những chất liệu làm từ sợi tổng hợp và trang phục chật chội. Chúng sẽ làm da “nghẹt thở” nên kích thích đổ mồ hôi nhiều hơn, dẫn đến mất nước.

Hãy tìm bóng râm khi đã thấy mệt

Nếu cơ thể bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi thì bạn nên nhanh chóng tìm một bóng râm thoáng mát để ngồi nghỉ. Điều này sẽ giúp cơ thể điều tiết lại nhiệt độ và năng lượng. Trong trường hợp bạn vẫn cố gắng tiếp tục hoạt động thì nguy cơ bị say nắng hoặc kiệt sức là rất cao.

Không dùng nhiều chất kích thích hay đồ uống có cồn

Những chất kích thích hay đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, cà phê sẽ khiến bạn càng dễ say nắng hơn. Do đó, tốt nhất bạn không nên dùng chúng. Hoặc nếu dùng hãy hạn chế một cách tối đa.

Bổ sung selen, vitamin

Cách phòng tránh tốt nhất là cần bổ sung thêm selen – 1 chất vi lượng có nhiều trong thịt, tôm cua, sò ốc, rau xanh và thực phẩm giàu protein. Người lớn thường bị thiếu selen, nhất là những người nghiện thuốc lá vì nicotin gây hại lên tế bào, vì vậy cần có nhiều selen để giúp tế bào hoạt động bình thường. Selen tránh cho cơ thể khỏi bị cảm nắng.

Ngoài ra, cần tăng cường thêm nhiều trái cây có chứa vitamin A, vitamin C và vitamin E. Tất cả những vi chất dinh dưỡng này, sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và phòng tránh được say nắng.

Huyền Trang (TH)

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Giao Thông