Showing posts with label hoi-phuc. Show all posts
Showing posts with label hoi-phuc. Show all posts

Sunday, May 6, 2018

Báo ĐS&PL: Những mẹo đơn giản chữa da cháy nắng cấp tốc

Tìm kiếm bài viết ĐS&PL: Vitamin e, Tổn thương, Hồi phục
Khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian dài mà không có sự che chắn, mảng da bạn phơi nắng sẽ trở nên đỏ khiến bạn có cảm giác đau rát khó chịu, thậm chí là sưng tấy, ngứa ngáy, lột da...

“Thủ phạm” chủ yếu làm da bị cháy nắng là do tia UVB có trong ánh nắng mặt trời. Tia UVB cung cấp năng lượng cho da tạo nên vitamin D (chỉ trước 9 giờ sáng), tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt da làm da bị đen sạm, cháy nắng và làm tổn thương trực tiếp DNA, gây ra nguy cơ ung thư da cao.

Khi tiếp xúc với UVB có cường độ mạnh hơn, melanin trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, khiến nó tự kích hoạt một chế độ khác của cơ thể, mang tên apoptosis - được gọi là chế độ rụng tế bào, các tế bào này “tự hiểu” chúng đã “chết cháy” và trở nên dư thừa, không cần thiết. Và khi có quá nhiều tế bào tự diệt, hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu can thiệp, gây nên các phản ứng cháy nắng: máu sẽ được dồn lên những khu vực này nhằm tăng tốc độ hồi phục, khiến chúng thường có màu đỏ.

Vùng da cháy nắng dễ bị bong tróc.- Ảnh: Internet.

Để khắc phục làm da bị cháy nắng cấp tốc, hãy cùng xem những mẹo nhỏ dưới đây nhé!

Tắm và rửa mặt bằng nước lá trà

Trà xanh chứa nhiều chất catechin và flavonoid, những chất này có tác dụng xoa dịu cảm giác nóng rát do cháy nắng và giúp khôi phục các tế bào bị tổn thương, phồng rộp, đen sạm hiệu quả. Chính vì vậy, nếu da bị cháy nắng bạn có thể tận dụng nó để khôi phục lại sức sống và vẻ đẹp cho làn da của mình.

Chỉ cần sử dụng nước lá trà xanh đã nấu thoa lên da mặt, cơ thể và vùng da bị cháy nắng khoảng 5- 10 phút, một ngày thực hiện 2 lần để làn da nhanh chóng được hồi phục.

Sử dụng sữa chua để phục hồi da

Sữa chua không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa và cả làn da của bạn. Bôi sữa chua không đường lạnh lên vùng da bị cháy nắng sẽ giúp xua tan cảm giác ngứa rát, giúp da mát lạnh, hết mẩn đỏ, không những thế còn trị được phần da đen do rám nắng. Sau khi rửa mặt sạch, bôi sữa chua lên da khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch và dùng khăn mềm lau khô da.

Tắm với dầu ô liu

Bạn nên sử dụng dầu ô liu loại Extra Virgin hoặc Virgin (chưa qua tinh chế, vẫn giữ được các dưỡng chất).

Cách làm: pha khoảng 3 thìa cà phê dầu ô liu với sữa tắm để tắm như bình thường. Làn da bạn sẽ sáng lên rất nhanh và mịn màng. Đồng thời, biện pháp này còn giảm độ khô và bong tróc của da nhanh chóng.

Sử dụng sữa nguyên kem

Bạn có thể ngâm một khăn ướt trong sữa lạnh nguyên kem và sau đó vắt khô. Tiếp theo đó, bạn đắp khăn này qua da bị bỏng. Những chất béo trong sữa sẽ tạo cho da bạn cảm giác mềm mại và dễ chịu.

Dầu dừa

Sau khi cháy nắng 3 hoặc 4 ngày, bạn nên sử dụng dầu dừa hữu cơ thoa lên vết bỏng khoảng một vài ngày bởi vì dầu dừa giống như một mỹ phẩm làm dịu da.

Cung cấp nước cho cơ thể

Do da bị cháy nắng đã bị mất nước rất nhiều, nên sau khi đã làm mát da từ bên ngoài, bạn cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp làm dịu da. Bạn cần lưu ý, để giữ cho da luôn khỏe mạnh, bạn cần phải liên tục giữ nước cho cơ thể. Đặc biệt là sau khi bị cháy nắng, bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa để da hồi phục lại như ban đầu.

Khi thấy da bong tróc, hãy cố gắng uống từ 8 - 10 ly nước lọc mỗi ngày. Nước rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể và làn da, giúp làn da tổn thương mau chóng khỏe mạnh, mềm mịn hơn. Ngoài nước lọc bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép chứa nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…

THANH LOAN (T/h)

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo ĐS&PL

Saturday, April 28, 2018

Báo GD&TĐ: Nếu bả vai căng cứng, tê nhức, làm theo 5 động tác này còn hơn uống thuốc!

Tìm kiếm bài viết GD&TĐ: Thoái hóa, Giày vò, Hồi phục
Không ít những người trung, cao tuổi đều xuất hiện tình trạng bả vai cương cứng, tê nhức, không thể nâng lên cao. Một số người trẻ tuổi phải làm việc trước máy tính trong một khoảng thời gian dài cũng bị các cơn đau bả vai giày vò.

Nghiêm trọng hơn, thậm chí các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày ví dụ như: mặc áo, chải đầu, với đồ ở trên cao cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Nếu các khớp vai không thoải mái, thì bạn nên tới khoa xương khớp để bác sĩ tiến hành kiểm tra, chỉ có xác định được đúng tình trạng bệnh thì mới có biện pháp xử lý hợp lý. Ví dụ như bao khớp vai bị tổn thương, gãy xương, các khớp vai không ổn định, thoái hóa cột sống cổ, bệnh về tuyến giáp, bệnh động mạch vành… đều có thể dẫn tới vai bị đau. Tóm lại, bạn không nên tự mình chuẩn đoán bệnh.

Để giảm cảm giác đau, cương cứng, tê nhức bả vai, 5 động tác dưới đây sẽ giúp bạn:

1. Chuyển động theo chiều kim đồng hồ

Mỗi ngày tập luyện 2 lần, mỗi lần xoay 10 vòng, phải tập luyện cả hai tay.

Khi xoay vai cần nhẹ và chậm lại một chút.

2. Vắt chéo, kéo dãn

Thả lỏng vai, một tay nhẹ nhàng kéo tay còn lại, cố gắng để hai tay giao nhau lệch sang hẳn một bên, giữ tư thế này trong vòng 30 giây, sau đó thả lỏng, nghỉ 30 giây. Hai tay luân phiên nhau thực hiện động tác này 4 lần.

Không cần phải dùng sức để ấn và kéo khuỷu tay.

3. Nằm nghiêng sang một bên và kéo dãn

Nằm nghiêng sang một bên, dùng tay phía trên để ấn vào tay còn lại, đến khi cảm thấy một bên vai có chút căng cứng. Giữ nguyên động tác ấn giữ này trong 30 giây, sau đó thả lỏng, nghỉ 30 giây. Trái phải luân phiên nhau tập 4 lần.

Không cần phải dùng lực để kéo, đẩy khớp cổ tay.

4. Nằm sấp và nâng vai lên

Nằm sấp, đệm một chiếc gối ở đằng trước. Cố gắng để hai vai khép lại về đằng sau, sau đó thả lỏng một nửa, giữ tư thế này trong vòng 10 giây rồi nghỉ một chút. Mỗi lần có thể lặp đi lặp lại 10 lần.

Phần cổ nhất định phải thả lỏng, không được dùng quá nhiều sức.

5. Nâng vai rồi chuyển động

Nằm ngửa, Nâng tay lên vuông góc 90 độ. Lấy phần khuỷu tay làm trụ, nhẹ nhàng cử động tay về trước và sau. Mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần chuyển động khoảng 20 cái.

Tự điều chỉnh lực của mình, nếu cảm thấy đau thì chỉ cần đưa tay lên một góc 45 độ là được.

Nếu bạn cảm thấy đau thì phải dừng lại ngay lập tức sau đó xin sự chỉ dẫn từ bác sĩ. Nếu bác sĩ khuyên nên tập luyện thì nhất định phải kiên trì. Những động tác này nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng có thể đạt tới tác dụng chữa trị của một lượng thuốc nhất định, nó còn có công dụng thúc đẩy vai hồi phục lại trạng thái ban đầu. Nếu bạn đang bị cơn đau vai giày vò thì đừng ngần ngại mà hãy thử tập theo các hướng dẫn trên đây nhé!

Theo phunugiadinh

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo GD&TĐ