Showing posts with label dau-lung. Show all posts
Showing posts with label dau-lung. Show all posts

Friday, May 11, 2018

Báo Khỏe Plus: Thay đổi 8 điều này mỗi ngày, không cần thuốc bổ vẫn khỏe mạnh

Tìm kiếm bài viết Khỏe Plus: Đau lưng, Áo ngực, Trầm cảm
Có những thói quen tưởng chừng rất đơn giản nhưng nó có thể ảnh hưởng về lâu dài. Trước khi quá muộn hãy điều chỉnh mỗi ngày.

Điều chỉnh tư thế ngủ

Tư thế ngủ không đúng cùng nệm không thoải mái khiến bạn ngủ không ngon và gây đau lưng. Nếu bạn ngủ trên tấm nệm cứng chắc chắn sẽ có tác động không tốt đến tư thế ngủ. Tuy nhiên, nếu ngủ trên nệm quá mềm cũng không phải là tốt. Vì vậy, bạn nên chọn tấm nệm phù hợp nhất. Trong khi ngủ, cột sống phải thẳng, không nên nằm tư thế gây lệch cột sống. Nếu bạn nằm ngửa thì nên đặt một cái gối ở dưới đầu gối để cột sống giữ được đường cong tự nhiên.

Thay đổi để tránh căng thẳng, trầm cảm

Nghiên cứu gần đây cho thấy trạng thái tinh thần chán nản thường gặp có thể gây căng thẳng cho cơ lưng. Khi chúng ta buồn, con người không chú ý đến tư thế, vai võng xuống và lưng bị gù.Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây đau lưng. Bạn nên dành thời gian để tập luyện thể dục thể thao để trở nên khỏe hơn, không còn cảm giác căng thẳng. Không chỉ là các môn thể thao, bạn có thể bơi lội, chạy bộ, khiêu vũ để cơ thể cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, nếu bạn mắc trầm cảm phải sớm chữa trị và gặp chuyên gia để chữa dứt điểm.

Không mặc quần áo bó sát

Với mục đích để tôn dáng, nhiều người mặc quần áo bó sát. Tuy nhiên các kiểu quần áo này lại khiến cho việc đi lại khó khăn, lưu thông máu bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi mặc quần áo bó sát khiến cho cơ lưng bị mỏi, lâu dần sẽ gây đau lưng. Nhiều chị em thích chọn loại quần áo lót định hình ôm sát cơ thể để lộ đường cong nhưng nó cũng gây cản trở lưu thông máu. Khi chọn áo ngực, phụ nữ nên chọn loại vừa vặn nhưng vẫn thoải mái.

Chọn balo thay vì túi mang một bên

Xu hướng khi mua túi của chị em hiện nay là chọn mua các túi lớn để có thể mang theo được nhiều đồ. Tuy nhiên, nếu mang nhiều đồ đạc có nghĩa bạn khiến phần vai và xương cột sống phải tải một trọng lượng đáng kể. Bạn nên chọn mang theo những thứ cần thiết, các vật dụng không cần nên để ở nhà. Bạn có thể chọn mua balo để mang, vì dây đai của balo bám chặt vào vai và cân bằng ở trên lưng.

Chọn giày đế thấp

Với chị em, giày hoặc dép cao gót góp phần tôn dáng nhưng nó lại ảnh hưởng đến cơ thể nhất là phần bàn chân. Bạn không nên đi giày cao gót hơn 2 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, đi giày dép đế bằng cũng không phải là lựa chọn tối ưu. Bởi, sức nặng của cơ thể truyền vào phần lưng khiến bạn đau lưng. Cho nên, chị em nên chọn giày đế thấp, các dây hoặc phần trên của giày ôm chân, không quá rộng và quá chật.

Chú ý tư thế khi rửa bát, nấu ăn

Không ít người quan niệm chỉ khi ở công ty, tư thế ngồi mới ảnh hưởng đến cột sống và lưng, khi về nhà không phải lo điều này. Đây là suy nghĩ sai lầm bởi có khi bạn làm việc nhà như rửa bát, nấu ăn, là quần áo cũng sai tư thế ảnh hưởng đến lưng. Vì vậy, mỗi người phải chú ý tới tư thế đứng để điều chỉnh nhằm đảm bảo cột sống, các cơ ở lưng khỏe mạnh. Chiều cao của bồn rửa, bàn, nơi là quần áo phải không quá cao, đứng thẳng khi làm những việc này.

Nghỉ ngơi khi làm việc

Đau lưng không chỉ là căn bệnh xảy ra ở những người làm việc nặng nhọc hay bốc vác nhiều. Thậm chí, các nhân viên làm đẹp, tạo mẫu tóc, làm móng tay, kiến trúc sư, lái xe, kỹ sư, nhân viên văn phòng cũng có thể mắc căn bệnh này. Cho nên, trong khi làm việc, mỗi người cần nghỉ ngơi một tiếng/lần. Bạn nên đứng dậy, đi ra khỏi chỗ làm việc, đi lại nhẹ nhàng hoặc duỗi chân để giảm bớt sự mỏi mệt cho các cơ lưng.

Theo Việt Phong/Dân Việt

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Khỏe Plus

Thursday, May 10, 2018

Báo Doanh Nghiệp: 3 cách khơi dậy năng lượng sống cho một ngày hoàn hảo

Tìm kiếm bài viết Doanh Nghiệp: Đại học Minnesota, Xúc giác, Đau lưng
Bạn đang muốn nhanh chóng lấy lại năng lượng cho cơ thể và thư giãn tâm trí, sẵn sàng để bắt đầu ngày mới hiệu quả?. Áp dụng những cách này là đủ để bạn tràn đầy năng lượng và quay về xử lý công việc với tâm thế của một thiền sư và tốc độ của siêu nhân.

Uống chanh mật ong buổi sáng để khỏe, tăng đề kháng và có một ngày tràn đầy năng lượng

Giới thiệu với nàng bài tập đầu tiên dành cho bụng, đây là một bài tập hết sức ngọt ngào và dễ làm. Nàng chỉ cần hòa mật ong vào nước ấm, vắt chanh vào khuấy đều và thưởng thức. Nàng nhớ là uống ngay sau khi ngủ dậy và trước khi đánh răng để có tác dụng tốt nhất. Chanh mật ong có nhiều lợi ích như tốt cho dạ dày, giải độc, lợi tiệu, hơi thở thơm tho, da dẻ mịn màng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Lưu ý là trong chanh có axit không tốt cho dạ dày nên các nàng hãy nhớ ăn sáng đầy đủ để tốt cho sức khỏe nhé!

Khởi động ngày mới bằng bài tập vận động bàn tay

Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Nó hỗ trợ cho các hoạt động đơn giản (như nắm một vật thể lớn) hoặc các hoạt động phức tạp hơn (như nhặt một viên sỏi nhỏ). Các ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, là nơi nhận nhiều phản hồi xúc giác nhất, và là nơi giúp định vị quan trọng nhất trên cơ thể người.

Vì vậy, ý thức liên lạc của con người liên hệ mật thiết với hai bàn tay. Khi tác động lên bàn tay cũng chính là bạn đang kết nối ‘trò chuyện’ với cái tôi bên trong bạn, cũng chính là tinh thần.

Chỉ bằng một vài thao tác đơn giản với các ngón tay nhưng có thể giúp bạn nhanh chóng lấy lại năng lượng cho cơ thể và thư giãn tâm trí. Bạn có thể tập ở bất cứ đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Ngón tay cái chịu trách nhiệm cho chứng lo lắng và nhức đầu. Nếu bạn đang bị đau đầu do căng thẳng thần kinh, hãy nhẹ nhàng vuốt ngón tay cái trong khoảng 5 phút. Nó sẽ giúp giảm đau đáng kể.

Ngón tay trỏ giúp kiểm soát những cơn đau cơ cũng như cảm giác thất vọng, sợ hãi và bối rối. Theo nghiên cứu tại Đại học Minnesota, các bệnh nhân bị đau lưng và đau cơ sẽ cảm thấy tốt hơn sau một liệu pháp phản xạ đơn giản: nắm chặt ngón trỏ bằng bàn tay còn lại trong 5 phút.

Xoa bóp ngón tay giữa nếu bạn đang cảm thấy bực bội, tức giận hoặc mệt mỏi. Các nghiên cứu đã chứng minh bài tập đơn giản này có thể làm giảm huyết áp và làm dịu tinh thần.

Cảm xúc tiêu cực và buồn bã sẽ biến mất nếu bạn nhẹ nhàng vuốt ngón áp út trong vòng 5 phút. Đừng quên giữ bình tĩnh và kiểm soát hơi thở của bạn.

Ngón tay út có liên quan tới lòng tự trọng, sự căng thẳng và lo lắng. Nếu bạn có xu hướng tự ti về bản thân, bạn nên nghĩ đến việc xoa bóp nó trong 5 phút và cố gắng nghĩ về điều gì đó tốt đẹp trong khi làm việc đó.

Ấn các ngón tay của bàn tay này vào giữa lòng bàn tay bên kia, từ từ massage theo vòng tròn, kết hợp hít sâu và thở ra ba lần. Các bác sĩ nói rằng, lòng bàn tay là trung tâm của cảm giác và cảm xúc của bạn. Nghiên cứu cho thấy việc xoa bóp thường xuyên gan bàn tay giúp ngăn ngừa chứng buồn nôn, căng thẳng, tiêu chảy và táo bón.

Ép 2 lòng bàn tay vào với nhau có thể cải thiện lưu thông máu.

Vận động nhẹ nhàng tại văn phòng

Đầu tuần cũng là thời điểm để nhiều người dễ bị “nhấn chìm” trong đống báo cáo và công việc phát sinh vào cuối tuần. Để tránh rơi vào trạng thái stress nàng hãy “thủ sẵn” cho mình một số động tác dễ làm dễ tập ngay sau đây.

Đứng dậy, đi lấy nước, đi vệ sinh và dừng lại ít phút. Khi bạn đang đứng thẳng, hai tay buông lỏng, hơi duỗi ra phía sau, ngực hơi ưỡn về phía trước và hít vào thở ra thật chậm. Khi hít vào thật sâu, bạn hãy hít thật nhiều, hít căng lồng ngực, bụng hóp lại. Sau đó bạn dừng lại một chút, rồi thở ra từ từ. Khóe miệng hơi mỉm cười và nghĩ về một hình ảnh hoặc kỷ niệm vui vẻ.

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Doanh Nghiệp

Báo Phụ Nữ VN: 5 thói quen gây hại sức khỏe chị em nên bỏ

Tìm kiếm bài viết Phụ Nữ VN: Áo ngực, Đau lưng, Fast food
Khi vui hay buồn, chị em đều dễ ăn uống không kiểm soát. Sau đây là 5 thói quen dễ ảnh hưởng đến sức khỏe mà chị em nên bỏ.

Ăn uống, làm đẹp tùy hứng

Khi vui hay buồn, chị em đều dễ ăn uống không kiểm soát. Hoặc khi có chút lo lắng về ngoại hình mập mạp, chị em có thể nhanh chóng thực hiện chế độ ăn kiêng mà không cần biết có phù hợp với thể trạng của mình hay không.

Sử dụng nhiều thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Đôi khi, chị em sẵn sàng chọn phẫu thuật thẩm mỹ theo bạn bè mà không chọn lọc. Tất cả điều này đều gây hại tới sức khỏe, bởi thế chị em cần ăn uống, làm đẹp đúng phương pháp và khoa học.

Thức khuya

Điều này sẽ khiến sức đề kháng của chị em giảm, bị lão hóa nhanh, béo phì, rối loạn nội tiết và nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vì thế, chị em nên loại bỏ thói quen xấu này và tạo cho mình thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ, đủ giấc mỗi ngày.

Thức khuya sẽ khiến sức đề kháng của chị em giảm, bị lão hóa nhanh, béo phì, rối loạn nội tiết và nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác. Ảnh minh họa

Mặc áo ngực sai kích cỡ

Điều này có thể dẫn đến thay đổi kích cỡ ngực của chị em, gây tức ngực, đau lưng... Do đó, chị em nên kiểm tra và thay đổi áo ngực nếu thấy dấu hiệu không thoải mái khi mặc. Chị em nên sử dụng những sản phẩm có thương hiệu để được tư vấn kích thước phù hợp với dáng ngực của mình.

Thường xuyên đi giày cao gót

Các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ khiến phái đẹp bị tổn thương bàn chân, ảnh hưởng không tốt đến lưng, xương khớp. Bởi thế chị em nên “thư giãn” cho đôi chân bằng việc sử dụng đan xen cả những đôi giày bệt. Thêm nữa, phái đẹp nên massage chân thường xuyên hoặc ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ.

Mang túi xách quá nặng

Đừng tham lam khi để quá nhiều đồ trong túi xách dùng hằng ngày, bởi nó có thể khiến chị em đau mỏi vai, lưng. Chị em nên “giải phóng” sức nặng cho túi xách, cũng để bảo vệ sức khỏe của mình, bằng việc chỉ để những đồ thực sự cần thiết.

TK (dịch)

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Phụ Nữ VN

Tuesday, May 8, 2018

Báo PNSK: Dành vài phút mỗi ngày thực hiện bài tập này, cơn đau nhức lưng dưới sẽ biến mất chỉ trong 'một nốt nhạc'

Tìm kiếm bài viết PNSK: Tập luyện, Đau lưng, Kích thích
Những cơn đau nhức vùng lưng dưới khiến bạn mệt mỏi và khó chịu. Đừng lo lắng, hãy thực hiện ngay các bài tập đơn giản này để giảm bớt tình trạng đau lưng hiệu quả, đồng thời giúp xương khớp linh hoạt hơn.

Đau lưng dưới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rối loạn chức năng cơ thể, tổn thương do vận động mạnh, ngồi sai tư thế… Thay vì sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng những bài tập đơn giản tại nhà để giảm đau nhức lưng hiệu quả.

Dưới đây là một số bài tập có thể giảm bớt cơn đau lưng dưới và tăng cường sức khỏe vùng lưng:

Bài tập giảm đau nhức lưng dưới

Những bài tập dưới đây sẽ giúp giải phóng sự co thắt cơ piriformis đang kích thích các thần kinh hông của bạn, từ đó giảm thiểu cơn đau lưng dưới hiệu quả.

Bài tập 1

Chuẩn bị một chiếc ghế tựa, bạn ngồi trên ghế, giữ lưng thẳng, đầu gối vuông góc với mặt sàn.

Sau đó đặt chân trái lên trên chân phải sao cho chân trái song song với sàn. Tiếp tục đặt hai tay lên bắp chân trái, từ từ uốn cong người về phía trước và hạ cơ thể thấp nhất có thể. Thả tay xuống và giữ tư thế trong 30 giây, sau đó trở về vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự với chân còn lại.

Việc tập luyện giảm đau vùng lưng vừa hiệu quả vừa giảm thiểu những tác dụng phụ không mong muốn - Ảnh minh họa: Internet

Bài tập 2

Bạn nằm ngửa trên sàn với 2 chân duỗi thẳng. Từ từ nâng chân trái lên cao, vuông góc với sàn rồi uốn cong đầu gối.

Đặt tay trái lên đầu gối trái và tay phải nắm lấy mắt cá chân của chân trái, kéo đầu gối về phía ngực. Giữ tư thế này trong 30 giây rồi trở về vị trí ban đầu. Cố gắng không để mắt cá chân chuyển động khi kéo đầu gối. Thực hiện tương tự với chân phải.

Bài tập này khá đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Bài tập 3

Bạn nằm ngửa trên sàn, 2 chân duỗi thẳng. Nâng chân trái lên rồi đặt bàn chân ở phía ngoài đầu gối chân phải.

Đặt tay phải lên trên đầu gối chân trái và bắt đầu kéo căng đầu gối về phía ngực. Sau khi bạn cảm thấy căng cơ, giữ tư thế này trong 30 giây. Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại bài tập với chân phải.

Kiên trì thực hiện bài tập này sẽ giảm đau lưng dưới nhanh chóng - Ảnh minh họa: Internet

Bài tập 4

Bạn nằm trên sàn với 2 chân duỗi thẳng, cơ thể tạo thành 1 đường thẳng. Từ từ nâng hai chân lên, đầu gối hơi cong rồi bắt chéo chân lên nhau, ưu tiên chân ở phía bị đau lên trên.

Sau đó vòng 2 tay dưới đầu gối 2 chân và kéo nhẹ đầu gối của chân bị ảnh hưởng về vai của bạn, giữ tư thế trong 30 giây. Cuối cùng trở về vị trí ban đầu và lặp lại bài tập với chân còn lại.

Không chỉ giúp giảm đau lưng dưới, bài tập còn tăng cường sức khỏe vùng lưng - Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp bạn cảm thấy cơn đau ngày càng nghiêm trọng tới mức không chịu nổi và chạy xuống chân thì nên đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất.

Đông Anh (Tổng Hợp)

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo PNSK

Monday, May 7, 2018

Báo GD&TĐ: Bí quyết tạo dáng đi uyển chuyển?

Tìm kiếm bài viết GD&TĐ: Việt Lân, Tập Yoga, Đau lưng
Tập và giữ sao cho bước đi luôn nhẹ nhàng, nhưng thoải mái. Khi bước đi lưng phải thẳng, chỉ có hông và đùi di chuyển nhưng thật uyển chuyển, mềm mại

Dù khuôn mặt bạn xinh tươi, nụ cười rạng rỡ, tính cách dịu dàng, ăn nói nhỏ nhẹ, nhưng dáng đi thì băm bổ, hoặc khuỳnh khoàng như con trai... thì sức hấp dẫn của bạn chỉ còn một nửa. Muốn có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng, bạn cần phải khổ luyện thường xuyên.

Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn có dáng đi thành công hơn.

1. Tập và giữ sao cho bước đi luôn nhẹ nhàng, nhưng thoải mái. Khi bước đi lưng phải thẳng, chỉ có hông và đùi di chuyển nhưng thật uyển chuyển, mềm mại; ngực nhô về phía trước một cách tự nhiên và đầy nữ tính.

Để làm được điều này, bạn hãy tưởng tượng chân mình đang được gắn chặt dưới đất, đầu gắn liền với trần nhà. Hàng ngày, bạn hãy đội một quyển sách nặng trên đầu và bước đi sao cho cuốn sách này không bị rơi xuống.

Tập yoga cũng giúp dáng bạn uyển chuyển hơn

2. Giữ cho vai cân bằng và hai mông cân đối, vì nếu một trong hai bộ phận này bị lệch, dáng đi của bạn sẽ mất duyên dáng.

3. Nếu bạn có tật gù lưng, hoặc vai so, rụt cổ khi đi lại hãy sửa bằng cách tự nhiên hơn khi đi, ngực hơi ưỡn về trước, giữ cho vai căng, đầu ngẩng cao và luôn ý thức về điều này.

4. Mỗi khi cúi người xuống để nhặt hay làm một việc gì đó, bạn vẫn phải giữ cho lưng thẳng, chỉ gập hông và đầu gối. Động tác này vừa giúp bạn có tư thếđẹp, lại giúp bạn tránh được các chứng đau lưng do cúi gập đột ngột gây ra.

5. Tuyệt đối tránh các tư thế sau đây:

- Đứng khuỵu chân một bên, dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào chân kia. Tư thế này sẽ làm cho vai, lưng và mông bị lệch. Tư thế đúng khi đứng: Đứng thẳng, dồn trọng lượng cơ thể đều lên hai chân, vai căng, ngực hơi ưỡn tự nhiên ra phía trước. Nếu mỏi quá thí đưa một chân về phía trước và hơi chùng đầu gối lại, và vài giây sau lại đổi bên.

- Ngồi chụm hai đùi vào, choãi cẳng chân sang hai bên, lưng gập hoặc khom xuống. Ngồi như vậy vừa không đẹp mắt, vừa sai tư thế, chỉ sau một thời gian ngắn lưng bạn sẽ bị gù hoặc bị vẹo cột sống. Tư thế đúng khi ngồi: Lưng thẳng, vai căng, hai chân song song, hai tay đặt nhẹ lên đùi.

- Khom lưng để lấy một vật trên sàn. Tư thế này bản thân nó đã thiếu thẩm mỹ, hơn nưa, nếu cúi đột ngột bạn rất dễ bị đau hoặc lệch cột sống. Tư thế đúng: Khuỵu đầu gối xuống theo tư thế chân trước chân sau

- Đứng chụm hai chân khi mang vật nặng. Tư thế này không vững, dễ bị mỏi, dần dần bạn sẽ khuỵu một chân xuống. Tư thế đúng: Đứng chân trước chân sau.

Theo Việt Lân -Sức khỏe và đời sống

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo GD&TĐ

Báo GD&TĐ: Nếu bạn bị đau lưng, đầu gối hoặc ngón chân- Hãy lưu 6 bài tập này lại để 'đánh bại' cơn đau ngay lập tức

Tìm kiếm bài viết GD&TĐ: Đau lưng, Than phiền, Tập thể dục
Để hạn chế tình trạng đau lưng và đau chân, bất kì ai cũng có thể áp dụng tập luyện theo 6 bài tập cho chân đơn giản như dưới đây.

Nhiều người thường than phiền rằng chân mình yếu, hay đau chân.

Nhiều người thường than phiền rằng chân mình yếu, đau chân từ đầu gối đến cổ chân, mắt cá chân… mà không biết tại sao. Chúng ta vẫn nghĩ rằng chấn thương do tai nạn mới có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây chằng, khớp gân, sụn, dịch khớp quanh gối, khiến đầu gối bị đau nhức… Nhưng thực tế, lười vận động, mệt mỏi liên tục, đi lại nhiều, đi giày không phù hợp… cũng có thể ảnh hưởng đến đôi chân.

Đôi chân có vai trò rất quan trọng tới sức khỏe của mỗi người. Chính vì vậy mà từ xa xưa đã có câu: “Cây khô thì rễ sẽ hỏng trước, người già thì chân sẽ yếu trước”, chính vì vậy, bảo vệ và giữ cho chân khỏe mạnh là điều cực kì quan trọng. Là một phần của cơ thể, đôi chân cần được vận động, tập thể dục liên tục thì mới khỏe được.

Nếu bạn phải làm việc ở văn phòng với hầu hết thời gian là ngồi thì nên nên bỏ ít nhất 5-10 phút để đi lại, hoặc trong quá trình ngồi bạn có thể bỏ chân ra khỏi giày dép, guốc… và duỗi thẳng chân cho máu dễ lưu thông xuống gan bàn chân.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng đau chân, bất kì ai cũng có thể áp dụng tập luyện theo 6 bài tập cho chân đơn giản như dưới đây.

1. Nâng chân lên

Bài tập này sẽ làm mạnh mắt cá chân của bạn và làm việc trên các cơ xung quanh đầu gối.

Để bắt đầu, hãy lấy một chiếc ghế và đứng sau nó, 2 tay bám vào thành ghế.

Nâng một chân lên.
Từ từ nâng gót chân đang đứng trên sàn cho đến khi bạn đứng trên ngón chân.
Từ từ đặt gót chân trở lại sàn nhà và đổi chân.
Lặp lại bài tập này 10-15 lần trên mỗi chân.

2. Đi bộ trên ngón chân

Đây là một bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay cả khi đang làm việc nhà. Điều này sẽ củng cố bắp chân và cho các ngón chân một bài thể dục nhẹ nhàng.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần đi bộ xung quanh nhà trên ngón chân với tốc độ nhanh. Tiếp tục đi bộ 5-15 phút hoặc cho đến khi thấy mỏi.

3. Xoay chân

Bài tập này có tác dụng với mắt cá chân yếu, giúp chúng khỏe hơn.

Ngồi hoặc đứng, nâng một chân lên.
Từ từ xoay chân chân đó theo vòng tròn.
Lặp lại 10 lần trong vòng tròn bên trong và 10 lần trong vòng tròn bên ngoài cho mỗi chân.

4. Bài tập với dây đàn hồi

Đối với bài tập tiếp theo này, bạn sẽ cần một dây đàn hồi. Nó sẽ kết hợp vận động của cơ bắp chân và cơ bắp đùi bên trong và bên ngoài của bạn.

Đưa dây đàn hồi quanh chân ghế hoặc bất kỳ đồ vật đứng nào khác.
Đặt một chân ở dưới chân kia, chân ở dưới hơi uốn cong ở đầu gối.
Đưa bàn chân trên vào dây đàn hồi.
Từ từ kéo căng dầy, uốn chân đưa về phía đầu.
Lặp lại 10-15 lần trên mỗi chân.

5. Chơi trò chơi với ngón chân

Để tập thể dục ngón chân của bạn hàng ngày bạn có thể chơi một trò chơi gọi là “grabbies”.

Uốn cong các ngón chân của bạn.
Đặt một chiếc khăn trên sàn nhà và dùng các ngón chân lấy nó lên.
Đặt những viên sỏi nhỏ trên mặt đất và cố gắng dùng ngón chân để lấy chúng lên và cho vào trong một giỏ.

6. Đi bộ trên quả bóng

Bài tập này giúp bàn chân được thư giãn rất tốt.

Tìm một quả bóng tennis hoặc một quả bóng khác có đường kính tương tự.
Ngồi trên ghế.
Đặt bàn chân của bạn vào quả bóng và bước vào nó.
Từ từ đẩy quả bóng bằng bàn chân của bạn về phía các ngón chân rồi lùi lại.
Hãy tận hưởng như thể bạn đang massage chân vậy.

Ngoài ra, nếu sau một ngày dài bị đau chân, bạn có thể đặt hai ngón tay cái vào các điểm trên chân, giữa các ngón chân 1 và 2, 4 và 5, khoảng 1 cm (như trong hình) và xoa nhẹ nhàng nó trong 15 phút. Bạn sẽ cảm thấy nhanh chóng được thư giãn.

Chúng tôi hy vọng bạn sẽ thực hiện các bài tập này để duy trì sức khỏe và giảm thiểu những cơn đau đớn!

Theo phunugiadinh/Brightside

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo GD&TĐ

Saturday, April 28, 2018

Báo GD&TĐ: 11 động tác đơn giản giúp bạn giảm những cơn đau trên cơ thể hiệu quả mà dễ dàng

Tìm kiếm bài viết GD&TĐ: Đau lưng, Tiếp giáp, Bàn phím
'Nếu bạn bị đau mãn tính, hãy đi khám chữa bệnh ở cơ sở y tế. Nhưng với những cơn đau hàng ngày và cơn đau do ngồi làm việc lâu trước máy tính, bơi lội, tập thể dục… bạn có thể dùng một số phương pháp massage đơn giản để xua tan chúng', bác sỹ Bragg ở trung tâm Shift Integrative Medicine cho biết.

Dưới đây mà 11 động tác đơn giản giúp bạn giảm đau nhanh chóng.

Đau sau gáy

Ngửa đầu ra sau, vòng tay phải xung quanh phía sau cổ của bạn, đẩy tay của bạn đỡ phía sau cổ. Từ từ cúi đầu về phía trước, nhấn giữ cổ của bạn trong 10 giây và đổi bên.

Đau ở vùng da sau đầu

Đó là vùng da gần hộp so của bạn và cách xương cổ 3cm và là điểm cần hướng đến. Hãy nhấn trong 10 giây, và sau đó từ từ đưa ngón tay xung quanh hộp sọ của bạn, vuốt ra phía ngoài theo hướng đôi tai của bạn.

Đau ở vùng da gần cổ

“Rất nhiều cơn đau cổ thực sự đến từ quai hàm, điều này là do các cơ bắp phía sau tai của bạn, từ cổ đến xương đòn bị hoạt động quá tải”, Bragg nói. Tìm phần xương nhô ra một chút phía sau tai của bạn, sử dụng ngón tay cái nhấn vào chỗ đó, rồi từ từ miết từ cổ xuống xương đòn sẽ giúp bạn giảm cơn đau này.

Đau ở vai trên

“Nếu bạn ngồi máy tính cả hoặc bạn bị nhức đầu, điểm này sẽ bị căng lên, gây đau đớn. hãy tìm các điểm gây đau bên phải, nơi tiếp giáp với cổ. Nhấn xuống trên điểm đau cho 10 giây, và sau đó nâng cao vai để tạo thêm áp lực”, Bragg nói. Động tác này giúp làm giãn mô liên kết và giảm đau rất hiệu quả.

Một cách khác để giảm đau vai trên: Nắm lấy tay trái của bạn và đặt nó trên vai phải của bạn. Chạm đến cơ thang (cơ quanh bả vai của bạn) nắm chặt vùng cơ này bằng ngón tay và từ từ lăn qua các cơ bắp, hướng tới xương cổ của bạn. Đổi bên.

Đau sau vai

Bắt đầu từ điểm đau và từ từ miết ngón tay trên vai của. Nếu vẫn chưa hết đau, hãy nghiêng đầu sang phía đối diện (nghiêng bên trái nếu bạn bị đau vai phải) và lặp lại.

Đau lưng dưới

Đặt hai tay lên eo của bạn, ngón tay cái hướng phía trước và dùng ngón tay để xoa bóp các cơ bắp ở mặt bên của cột sống của bạn theo chuyển động vòng tròn.

Đau cẳng tay

Đặt tay của bạn của bạn trên bàn hoặc gối, lòng bàn tay hướng lên. Sử dụng bàn tay kia, nhẹ nhàng chà ngang qua cánh tay với lòng bàn tay của bạn theo một hướng, dần dần chuyển xuống bàn tay của bạn. Cũng cố gắng dùng áp lực trong chuyển động sâu rộng, đẩy xuống cánh tay của bạn.

Đau phía đầu cẳng tay

Nhấn vào một điểm ở cẳng tay của bạn, khoảng 0.5 cm phía dưới khuỷu tay của bạn – đó là một điểm rất mềm, đau. Nhấn vào chỗ đó trong vòng 10 đến 12 giây. “Bạn có thể cảm thấy đau trong khi mới bắt đầu, nhưng sau một phút, cơn đau sẽ giảm dần. Đó là vùng mà rất nhiều mô và cơ xung quanh bị kẹt lại với nhau”, Bragg nói.

Đau bàn tay

Ngày càng có nhiều người đang bị đau vì gõ bàn phím quá nhiều, nhất là ngón tay cái. Tìm các điểm giữa ngón tay cái với cổ tay của bạn và nhấn thành chuyển động vòng tròn để giúp làm giảm bớt sự đau nhức. Bạn cũng có thể dùng tay kia để kéo căng cơ đến phía cổ tay theo chuyển động tròn.

Đau bắp chân

Đặc biệt là nếu chân bạn bị đau bắp chân sau chạy nhảy, hãy tập trung vào các cơ bắp lớn mà chạy xuống cẳng chân, bên ngoài của ống chân của bạn. Ngồi thẳng và nhấn ngón tay của bạn vào trong cơ. Xoay mắt cá chân của bạn theo chuyển động tròn. Đưa bàn tay của bạn xuống một vài cm về phía mắt cá chân và lặp lại.

Theo phunugiadinh

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo GD&TĐ

Wednesday, April 25, 2018

Báo GD&TĐ: Bài tập 5 phút có tác dụng giảm đau lưng dưới tức thì ai cũng có thể tập hàng ngày

Tìm kiếm bài viết GD&TĐ: Tập thể dục, Tập luyện, Đau lưng
Bạn nên dành thời gian để vận động, tập một số bài tập như dưới đây để có thể giảm bớt cơn đau lưng dưới và tăng cường sức khỏe của lưng.

Đau lưng dưới có thể do nhiều nguyên nhân.

Đau lưng dưới có thể do nhiều nguyên nhân. Đôi khi, nó là một triệu chứng của tình trạng rối loạn chức năng cơ thể nghiêm trọng hoặc cũng có thể là sự vận động đột ngột khi nâng vật nặng lên, các cơ phải tập luyện quá mức hoặc do ngồi trong tư thế không thoải mái trong thời gian dài…

Nếu bạn cảm thấy cơn đau ngày càng nghiêm trọng, tới mức không chịu nổi và chạy xuống chân, vào bàn chân thì bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên dành thời gian để vận động, tập một số bài tập như trang Bright side đã tổng hợp dưới đây để có thể giảm bớt cơn đau và tăng cường sức khỏe của lưng.

Nếu việc tập luyện này có tác dụng thì cũng giúp bạn hạn chế việc phải dùng thuốc thường xuyên – nhờ đó giảm thiểu những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số điều cần lưu ý:

Mục đích của bài tập này là để giải phóng sự co thắt cơ piriformis (cơ trong vùng mông) đang kích thích các thần kinh hông của bạn.
Thực hiện các bài tập này từ từ và đừng ép mình. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội khi tập thể dục, tốt hơn hết là dừng lại và đi khám bác sĩ.
Mỗi tư thế nên giữ trong 30 giây.

Bài tập 1

Vị trí ban đầu: Ngồi trên ghế với lưng thẳng và đầu gối uốn cong vuông góc với sàn, 2 bàn chân đặt trên sàn.
Đặt 1 chân lên trên chân kia sao cho song song với sàn.
Đặt cả hai tay vào bắp chân của chân gác lên.
Từ từ bắt đầu uốn cong người về phía trước bằng cách sử dụng chân trên như là giá đỡ và hạ cơ thể thấp nhất có thể.
Thả tay xuống và giữ tư thế này trong 30 giây.
Từ từ trở lại vị trí ban đầu.
Lặp lại một lần nữa với chân kia.

Bài tập 2

Vị trí ban đầu: Nằm trên sàn với 2 chân duỗi thẳng ra.
Nâng 1 chân lên cho đến khi nó vuông góc với sàn và uốn cong đầu gối.
Đặt bàn tay cùng phía lên đầu gối chân đang co và tay còn lại nắm lấy mắt cá chân của chân này.
Cố gắng không để mắt cá chân của bạn chuyển động trong khi hơi kéo đầu gối về phía mắt đối diện.
Sau khi bạn cảm thấy căng cơ, giữ tư thế này trong 30 giây.
Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại bài tập với chân kia.

Bài tập 3

Vị trí ban đầu: Nằm trên lưng của bạn với 2 chân duỗi thẳng ra.
Nâng 1 chân lên trên chân kia và đặt chân ra ngoài đầu gối chân đối diện.
Đặt bàn tay ở phía đối diện lên trên đầu gối của chân đang co và hơi bắt đầu kéo nó về phía ngực của bạn.
Sau khi bạn cảm thấy căng cơ, giữ tư thế này trong 30 giây.
Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại bài tập với chân đối diện.

Bài tập 4

Vị trí ban đầu: Nằm trên lưng của bạn 2 chân duỗi thẳng ra.
Nâng chân lên với đầu gối uốn cong và bắt chéo chân lên nhau, ưu tiên chân ở phía bị đau lên phía trên.
Vòng 2 tay dưới đầu gối 2 chân và kéo nhẹ đầu gối của chân bị ảnh hưởng về vai của bạn.
Sau khi bạn cảm thấy căng, giữ tư thế trong 30 giây.
Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại bài tập với chân đối diện.

Theo phunugiadinh/Brightside

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo GD&TĐ

Sunday, April 22, 2018

Báo PNSK: Cách phòng ngừa đau lưng hiệu quả từ bước làm đơn giản nhất

Tìm kiếm bài viết PNSK: Đau lưng, Bích Thành, Tập Yoga
Hãy chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn khi lưu lại cách phòng ngừa đau lưng hiệu quả tại nhà. Bạn không cần dùng đến thuốc mà vẫn cải thiện tình trạng đau lưng nhanh chóng bằng cách đơn giản này.

Đau lưng, nhức mỏi là căn bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt đối với người thường phải ngồi lâu. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách phòng ngừa đau lưng hiệu quả như dưới đây nhé.

Đau lưng khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, không thể tập trung khiến cho chất lượng công việc và cả sức khỏe đều giảm sút. Nếu cứ để tình trạng đau lưng này diễn ra nhiều thì gây nhiều hệ quả xấu cho sau này. Do vậy, bạn cần cải thiện và có biện pháp ngăn ngừa bị đau lưng sao cho công hiệu nhất.

Ngồi đúng tư thế giúp giảm đau lưng hiệu quả

Ngồi đúng tư thế giúp hạn chế bị đau lưng khá tốt (Ảnh: Internet)

Đây là biện pháp đơn giản nhất mà nhờ nó mà bạn có thể cải thiện và ngăn ngừa bị đau lưng hiệu quả nhất. Những người làm việc trong văn phòng thường ngồi lâu một tư thế nên sẽ dễ bị nhức mỏi. Do vậy nên ngồi đúng tư thế như ngồi thẳng hay ngồi dựa vào ghế hoặc thêm cái gối phía sau để vùng lưng được thư giãn hơn.

Việc ngồi đúng tư thế sẽ giúp cơ vùng lưng có thời gian nghỉ ngơi và hạn chế bị đau lưng hiệu quả. Đồng thời, thỉnh thoảng bạn nên đứng vận động tại chỗ để giải phóng áp lực đè nén lên vùng lưng nhé.

Massage giúp phòng tránh đau lưng hiệu quả

Cần massage đều đặn để cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả (Ảnh: Internet)

Dường như massage là cách phòng ngừa đau lưng cho mọi lứa tuổi mà bạn nên áp dụng mỗi ngày. Massage là biện pháp dùng một lực nhất định tác động đều lên vùng lưng. Khi massage sẽ làm cho vùng da này trở nên nóng hơn, nhờ đó lượng máu lưu thông sẽ dễ dàng hơn, giảm triệu chứng đau xương, khớp nhanh chóng cho bạn cảm giác dễ chịu hơn nhiều.

Bởi vậy, nếu có thời gian, bạn nên dành khoảng 5 – 10 phút để massage lưng mỗi ngày. Nên nhờ sự giúp đỡ của người khác để giảm đau lưng nhanh chóng hơn. Duy trì cách này đều đặn sẽ ngăn chặn được tình trạng bị đau lưng khá tốt.

Bài tập vận động hỗ trợ giảm đau lưng

Đứng lâu và ngồi lâu đều khiến cho lưng bị đau nhức, bởi vậy, nếu bạn muốn cải thiện vấn đề này thì cần có cách tập luyện sao cho phù hợp.

Bạn cần tập cho mình thói quen đi đứng thẳng lưng, như vậy vừa có tác dụng giảm đau lưng mà còn cho bạn dáng đẹp nhất. Đồng thời, nên tập luyện các bài tập vận động tại chỗ như vặn mình, vươn vai,... Cách này sẽ giúp thư giãn gân cốt cho bạn lấy lại tinh thần làm việc nhanh chóng nhất.

Tập yoga giúp phòng ngừa đau lưng

Tập yoga vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm đau lưng nhanh chóng (Ảnh: Internet)

Đây là phương pháp hiện đại và rất hiệu quả có tác động đến toàn bộ cơ thể nên giúp chống lại những cơn đau lưng. Tập yoga đúng cách giúp cơ thể trở nên khỏe khoắn hơn, giảm căng thẳng mệt mỏi và giúp các cơ được thư giãn và đương nhiên sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức lưng khá tốt.

Nếu như bạn có thời gian thì nên thực hiện các động tác vận động cơ, hông, tay, chân kết hợp khoảng 30 phút mỗi ngày nhé.

Tư thế ngủ là biện pháp giảm đau lưng hữu hiệu

Phòng ngừa đau lưng với tư thế ngủ hợp lý (Ảnh: Internet)

Sau thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi và vùng lưng của bạn đau nhức vô cùng bạn thường sẽ phải nghỉ ngơi để lấy lại sức lực. Và điều đáng nói là tư thế ngủ có tác động trực tiếp và làm giảm cơn đau lưng nhanh chóng nhất, bởi vậy khi ngủ bạn cũng cần chú ý nhé.

Bạn nên ngủ ở tư thế lưng thẳng, nên chọn gối thấp vừa tầm để giúp giấc ngủ ngon và không lo ngại về tình trạng đau lưng.

Hạn chế mang giày đế cao ngăn ngừa đau lưng

Bạn có biết một trong những nguyên nhân gây đau lưng đó là thường xuyên đi giày độn và giày cao gót. Bởi kiểu giày này sẽ gây áp lực hơn cho phần chân, khiến chân bị đau và ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống của bạn.

Bởi vậy, bạn không nên lạm dụng các loại giày này, chỉ nên sử dụng nếu cảm thấy cần thiết và thời gian còn lại nên đi giày đế thấp sẽ giúp chân được thư giãn hơn.

Ngoài ra, để phòng tránh đau lưng, bạn còn nên áp dụng các biện pháp như chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không sử dụng nhiều chất kích thích, hạn chế nâng vác các vật nặng... để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và hạn chế tình trạng đau lưng hiệu quả nhất.

Bích Thành (tổng hợp)

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo PNSK

Friday, April 20, 2018

Báo PNSK: Giảm 12cm mỡ bụng chỉ trong vòng 2 phút với biện pháp dưới đây

Tìm kiếm bài viết PNSK: Miki Ryosuke, Đau lưng, Hít thở
Có rất nhiều phương pháp giảm mỡ bụng nhưng chỉ 2 phút với biện pháp dưới đây, bạn sẽ giảm được 12cm một cách nhanh chóng.

Mới đây, nam diễn viên người Nhật Miki Ryosuke đã chia sẻ rằng, anh đã giảm được 28.7 Ib (khoảng 13 kg) và 4.7 inch (khoảng 12cm) vùng thắt lưng. Kết quả này là do khi anh bị đau lưng rất nghiêm trọng, bác sĩ đã đưa ra một bài tập hít thở để giảm đau lưng.

Sau vài tuần thực hiện, anh không chỉ hết đau lưng mà còn có thể giảm tới 13 kg và 12 cm vòng bụng. Bài tập này thậm chí chỉ mất 2 phút mỗi ngày.

Được biết, rất nhiều bác sĩ tại châu Âu cũng ủng hộ việc sử dụng các bài tập hít thở để hỗ trợ giảm cân. Bởi lẽ, theo các bác sĩ, chất béo được cấu thành bởi oxy, carbon và hydro. Khi chúng ta hít vào, khí oxy sẽ va chạm với các tế bào chất béo và phân chia chúng thành carbon và nước. Như vậy, càng đưa được nhiều khí oxy vào cơ thể, lượng chất béo càng được đốt cháy nhiều hơn.

Bài tập của nam diễn viên Ryosuke như sau:

- Đứng thẳng, một chân bước lên phía trước, chân còn lại để phía sau, tạo hình chữ V, dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể xuống chân.

- Từ từ hít vào trong 3 giây, hai tay nâng cao lên đầu.

- Sau đó dùng toàn bộ cơ bắp đẩy không khí ra khỏi cơ thể trong 7 giây.

Thực hiện đều đặn mỗi ngày từ 2 - 10 phút.

Các chuyên gia y tế còn cho biết, bài tập này không chỉ giúp tiêu đốt mỡ thừa mà còn làm cơ bắp săn chắc hơn.

Theo Khả Di/Gia đình Việt Nam

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo PNSK

Thursday, April 19, 2018

Báo PNSK: Khỏe mạnh, sống lâu nhờ thường xuyên luyện tập những động tác yoga này

Tìm kiếm bài viết PNSK: Yoga, Loãng xương, Đau lưng
Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ 3000 năm trước và cho đến ngày hôm nay vẫn được rất nhiều người thực hiện. Phương pháp luyện tập này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe giúp kéo dài tuổi thọ và cải thiện hiệu quả các vấn đề về da.

Đối với những người bận rộn thì tập yoga tại nhà vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa giúp mang lại những hiệu quả tích cực cho sức khỏe vóc dáng và làn da.

Đứng thẳng (Equal Standing)

Là một trong những tư thế nền tảng khởi nguồn cho các động tác khác, giúp tự cân bằng và điều hòa cơ thể.

Equal standing giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn máu và qua đây giúp đảm bảo cơ thể chúng ta luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng - Ảnh: Internet

Để thực hiện tư thế này, bạn chỉ cần đứng trên thảm, hai bàn chân đặt cạnh nhau, tay đặt hai bên, lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước đồng thời di chuyển phần thân. Lưu ý nên tập trung vào hai chân của mình, tự di chuyển sao cho trọng lượng cơ thể được cân bằng.

Ngồi xổm (Squat)

Được biết đến như một bài tập truyền thống và rất cần thiết trong chế độ tập luyện giúp cho chúng ta có được thân hình chuẩn. Đồng thời, động tác này còn giúp xây dựng một nền tảng sức mạnh tốt cho vùng cơ mông và toàn bộ vùng chân.

Không chỉ có tác dụng khiến cho cơ thể săn chắc hơn, bên cạnh đó Squat còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn - Ảnh: Internet

Nhờ vào sự linh hoạt của cơ thể khi duy trì tập đều đặn hàng ngày, Squat sẽ khiến bạn ngạc nhiên khi hỗ trợ ngăn ngừa các chấn thương và bệnh loãng xương hiệu quả. Sự linh động và cân bằng của bài tập nhẹ nhàng này sẽ giúp bạn có cảm giác cơ thể dẻo dai và săn chắc hơn mỗi ngày. Đồng thời nó cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm cân hay duy trì vóc dáng.

Việc thực hiện cũng khá đơn giản bạn chỉ cần đứng thẳng lưng, hai chân mở rộng bằng vai, vươn tay về phía trước. Từ từ hạ hông, ngồi xổm, luôn giữ hai bàn chân và đầu gối cân bằng.

Tấm ván (Plank)

Plank là một trong những bài tập nhiều người yêu thích, bởi nó có tác động trực tiếp đến nhóm các cơ trung tâm, cơ bắp tay, cơ đùi. Mang đến cho người tập một cơ thể săn chắc và một vòng eo thon gọn.

Bài tập này mang lại nhiều lợi ích cho phần thân trên đồng thời tăng cường sức khỏe và giảm ảnh hưởng của thời gian lên cơ thể.

Lưu ý nếu bạn tập sai cách, động tác Plank có thể gây tác dụng không tốt đến vùng xương cột sống, gây ra đau lưng và làm giảm hiệu quả luyện tập - Ảnh: Internet

Bài tập tấm ván (plank) là động tác nằm sắp, dùng hai khuỷu tay chống vuông góc ngay dưới vai. Đồng thời nhón hai mũi chân, nâng thân người lên và giữ cho phần lưng, hông, cổ thành một đường thẳng.

Đây là bài tập giúp đốt cháy rất nhanh phần mỡ thừa ở vùng bụng và tăng sức bền của cơ bụng, cơ bắp tay và đùi. Cần chú ý trước khi bắt đầu mỗi bài tập bạn đừng quên thực hiện vài động tác khởi động, và sau khi thực hiện xong nên thả lỏng và thư giãn để có kết quả tốt nhất.

Phương Thảo (T.H)

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo PNSK

Tuesday, April 17, 2018

Báo Kiến Thức: [video] Điều gì xảy ra với cơ thể khi ngủ không dùng gối?

Tìm kiếm bài viết Kiến Thức: VTC Thảo Nguyên, Đau lưng, Phòng ngừa
Lý do chính bạn sử dụng gối là giữ vị trí của đầu, cổ và cột sống thẳng hàng và thoải mái. Tong khi đó, ngủ không dùng gối lại có những lợi ích sức khỏe bất ngờ.

Ngủ không dùng gối sẽ giúp kéo dài lưng và bạn sẽ nghỉ ngơi ở vị trí tự nhiên mà không có bất kỳ sự đau đớn nào hoặc hậu quả về sức khỏe. Trong khi đó, sử dụng gối mềm có thể làm căng cơ cổ và thậm chí làm giảm lưu lượng máu tới đầu.

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau người vào buổi sáng, hãy thử ngủ một đêm mà không có gối để xem đau lưng hay cổ có biến mất hay không.

Không sử dụng gối đầu và cổ sẽ cho phép cơ thể tìm một vị trí tối ưu để nghỉ ngơi.

Khi ngủ trên gối, hai mặt của bạn sẽ bị lõm, điều này sẽ ngăn sự tuần hoàn máu. Khi khuôn mặt nằm úp vào gối, nó sẽ không thoát được mồ hôi và gây bít các lỗ chân lông. Do vậy, việc ngủ không gối sẽ giúp da mặt thông thoáng hơn.

Khi bạn ngủ với gối dày, xương sống sẽ thay đổi vị trí và bạn có thể bị đau lưng vào ngày hôm sau. Ngủ không dùng gối là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị chứng đau lưng.

Ngoài ra, còn giúp cột sống hoàn toàn nghỉ ngơi với đường cong tự nhiên của cơ thể.

Các chuyên gia y tế đồng ý rằng ngủ trên giường không dùng gối là điều tự nhiên tốt cho cơ thể. Một số chuyên gia tiết lộ rằng nó cải thiện chất lượng giấc ngủ và làm cho cơ thể bạn thoải mái. Ngủ không gối sẽ làm cho xương sống và xương cổ vững chắc hơn.

Video "Ngủ thế nào cho đúng và đủ?". Nguồn: VTC

Thảo Nguyên (Theo Boldsky)

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Kiến Thức