Showing posts with label tam-goi. Show all posts
Showing posts with label tam-goi. Show all posts

Friday, May 4, 2018

Báo Thế Giới Trẻ: Mẹo đánh bay rôm sảy mùa hè cho bé yêu chỉ với nước lá

Tìm kiếm bài viết Thế Giới Trẻ: Vi khuẩn, Tắm gội, Tổng hợp
Khí hậu nóng ẩm mùa hè là thời điểm khiến bé dễ bị các bệnh ngoài da,, trong đó phổ biến nhất là bệnh rôm sảy. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần lo lắng quá bởi chỉ với những loại nước lá đơn giản sau đây sẽ khiến bé có làn da hồng hào, xinh xắn.

Trái mướp đắng

Mướp đắng tươi, có thành phần kháng thể chống lại virus, ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong các tế bào da, bên cạnh đó kiểm soát, khống chế bệnh về da rất hiệu quả. Do vậy, dùng cách tắm mướp đắng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé mát mẻ, kháng khuẩn, sạch da nên sẽ không bị rôm sảy. Không những thế, trong mướp đắng có nhiều dưỡng chất làm mịn sáng làn da nên nhiều mẹ còn siêng tắm cho con với hi vọng cải thiện độ sáng khỏe cho da.

(Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Lá tía tô

Trong Đông Y, tía tô được coi là vị thuốc có tính ấm, giúp trừ phong hàn, trị cảm cúm. Bên cạnh đó, lá này còn có tác dụng tẩy tế bào chết, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa. Vì vây, lá tía tô được sử dụng như một loại mỹ phẩm thiên nhiên hiệu quả và an toàn, các mẹ nên có thói quen nấu nước lá tía tô để tắm cho con. Tuy vậy, loại lá này đa phần mục đích là để phòng ngừa hoặc trị cảm cúm, cảm lạnh cho bé mà thôi. Ngoài ra nếu nấu, pha nước và tắm đúng cách thì loại nước này còn giúp da trẻ mịn khỏe, hồng hào lên trông thấy theo thời gian.

Vỏ bưởi

Vỏ bưởi nếu dùng nấu nước tắm gội cho người lớn hay trẻ nhỏ đều rất tốt. Nhiều mẹ siêng tắm nước vỏ bưởi cho con, với mong muốn con có làn da khỏe khoắn, trắng hồng, mịn màng. Do đó, bạn có thể mua vài quả về ăn rồi lấy vỏ đun nước tắm giúp da bé trắng hồng, có nhiều vỏ thì nên phơi khô rồi để dành.

(Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Lá dâu tằm

Đây là loại lá có công dụng rất hữu hiệu trong việc trị bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ. Lấy lá dâu tằm 200g, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm, tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần), tạo thói quen tắm liên tục 3-5 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Lá sài đất

Cũng như dâu tằm, lá sài đất có công dụng rất nhạy trong việc trị rôm sảy. Dùng 20g lá sài đất, 30g lá ngải cứu, 50g lá nhài, tất cả rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống ngày 1 thang, mỗi ngày chia uống làm 2-3 lần , uống liên tục 3-5 ngày sẽ đỡ rõ rệt.

Tổng hợp

Quỳnh Anh

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Thế Giới Trẻ

Thursday, April 26, 2018

Báo Dân Việt: Mỹ nhân Trung Hoa xưa- 10 ngày mới tắm một lần, xà phòng làm từ lòng lợn

Tìm kiếm bài viết Dân Việt: Tắm gội, Võ Tắc Thiên, Giặt giũ
Chuyện tắm rửa, giặt giũ của các nữ nhân Trung Hoa xưa có rất nhiều thú vị. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết họ chế ra rất nhiều loại xà phòng khác nhau.

Từ lâu, ngoài những bí ẩn về cuộc đời của những nữ nhân Trung Hoa cổ đại thì chuyện sinh hoạt đời thường như tắm gội của họ cũng khiến không ít người tò mò. Có người thì cho rằng, với những bộ áo quần, phục trang được tái hiện lại trong những bộ phim cổ trang ngày nay, thì chuyện tắm gội giặt giũ của phụ nữ thời xưa quá cực khổ, cũng có người nói họ chẳng bao giờ tắm gội gì nhiều, nếu có thì cũng chỉ qua loa vì ngày đó làm gì có xà phòng hay sữa tắm như bây giờ, đó cũng chính là lý do nữ nhân cổ đại không được tinh tươm thơm tho như những gì mà ngày nay đồn thổi.

(Ảnh minh họa)

Cũng có một số người bảo, thực chất từ ngày xưa, phụ nữ Trung Hoa đã biết sử dụng những thứ thủ công xung quanh mình để phục vụ cho chuyện tắm gội, và thậm chí họ cũng chăm chỉ tắm gội cho sạch sẽ là đằng khác.Và để giải quyết cho vấn đề này, thì cùng truy tìm một số tài liệu tin cậy để làm rõ bày sự thật này nhé!

Bao lâu phụ nữ Trung Hoa tắm một lần?

Đây chắc có lẽ là câu hỏi khiến đại đa số mọi người thắc mắc khi đề cập tới cái chủ đề tắm gội này của phụ nữ Trung Hoa cổ đại. Và có một sự thật bất ngờ rằng, họ, những nữ nhân "rườm rà" với những bộ cánh thừa vải rất thường xuyên tắm gội. Vào đầu thời Tần, những người phụ nữ Trung Hoa thực hiện "ba ngày một lần gội, năm ngày một lần tắm", cho đến thời Hán thì thậm chí họ còn có một ngày riêng để tắm, được gọi là "hưu mộc", 5 ngày một lần, vào ngày này, giống hệt như một ngày nghỉ trong tuần, họ sẽ gác lại hết công việc mà dành phần lớn thời gian cho tắm rửa. Đến thời Đường thì thời gian được kéo dài ra thành 10.

Tranh minh họa (Nguồn: Pinterest.com)

Có thể nói, phụ nữ xưa nói riêng và toàn thể người dân Trung Hoa cổ đại nói chung, rất coi trọng việc tắm. Thậm chí vào thời Tây Chu thì có một luật lệ đề ra để giúp người dân coi trọng việc tắm rửa hơn đó là muốn chầu Hoàng Đế thì trước đó phải tắm gội 3 lần trong 1 ngày.

Tắm bằng đất sét, rửa mặt bằng bùn, gội đầu bằng nước gạo và tro của cây ngải cứu

Tắm thì muôn đời phải dùng nước, nhưng thay vì có nước máy, nước giếng như ngày nay, thì phụ nữ Trung Hoa cổ đại dùng nước ở các sông hồ, chỗ nước trong mà lấy nước tắm hoặc gội. Chưa kể, cũng từ việc tắm rửa ở ao hồ như vậy, nên vô tình họ đã phát hiện ra loại "xà phòng" vô cùng tốt cho da đó chính là đất sét. Họ thường dùng đất sét, chà xát lên da sau đó rửa sạch bằng nước. Nhưng đất sét chỉ có thể làm sạch những vùng da "già" như tay chân, vì thế da mặt họ không thể dùng đất sét để rửa. Thay vào đó, họ sử dụng bùn trong các ao hồ, ủ qua đêm để loại bỏ các chất gây hại xong sử dụng để rửa mặt. Thậm chí họ còn dùng loại bùn ủ giàu chất "kiềm" này để giặt đồ và… gội đầu.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Một số tài liệu khác còn ghi chép, trong triều đại nhà Tần (221-206 trước Công nguyên) phụ nữ đã biết tái sử dụng nước gạo để gội đầu và rửa mặt. Sau đó, họ còn biết sử dụng tro của một số loài thực vật, cụ thể là cây ngải cứu và cây cốt khí củ (một họ của rau răm) để làm sạch những vết dầu mỡ trên quần áo và tay chân. Sau này cải tiến hơn, họ còn trộn những loại tro trên vào bộ vỏ sò nghiền để phục vụ cho nhu cầu cá nhân tắm giặt.

Sử dụng tuyến tụy của lợn để làm… xà phòng tắm giặt, dùng bồ kết để giữ mái tóc đen tuyền và đánh răng

Thậm chí, về sau, người Trung Hoa cổ đại còn phát minh ra loại "xà phòng" khác có tên là "tảo đậu", bằng cách lợi dụng các enzim tiêu hóa trong tuyến tụy của loài lợn để gây nên hiệu ứng bọt. Cụ thể là họ tách mỡ hết bao tụy tạng heo, rửa sạch máu bầm, rồi nghiền nát như cháo, sau đó trộn với bột đậu cùng hương liệu, vo viên nhỏ và phơi khô. Rồi nếu muốn tắm hoặc giặt giũ họ chỉ cần dùng một viên chà xát lên da hoặc ngâm trong nước rồi sử dụng như "xà phòng" ngày nay. Loại tảo đậu này có công dụng rất tốt cho da, kháng khuẩn, làm sạch quần áo thậm chí là có mùi hương tự nhiên rất dễ chịu dù cho được lấy từ nội tạng lợn. Nhưng vì làm ra không dễ nên ngày đó, giá thành của loại "xà phòng cổ đại" này hơi cao.

Hình ảnh tảo đậu - "xà phòng" cổ xưa của phụ nữ Trung Hoa. (Ảnh: Weibo)

Đến thời nhà Đường, thời đại sản sinh ra nữ hoàng duy nhất của Trung Hoa là Võ Tắc Thiên, người ta đã sáng chế ra một cách khác để làm sạch thân thể khi tắm rửa gội đầu đó là dùng tro của bồ kết. Họ sớm phát hiện ra rằng, bồ kết có tác dụng rất tốt cho mái tóc, lại sản sinh ra nhiều bọt khi sử dụng vì vậy vào tháng 10 hàng năm họ hay đi thu hoạch trái bồ kết khô về nghiền nát, sau đó đun chín rồi trộn với bột mì và hương liệu, vo thành từng viên rồi mang phơi khô một lần nữa, xong cứ mỗi khi tắm hay gội đầu thì mang ra sử dụng. Có thể nói tìm ra công dụng quả bồ kết quả là một phát minh vĩ đại của phụ nữ xưa, bởi lẽ cho đến tận ngày nay, quả bồ kết vẫn là sự lựa chọn của rất nhiều phụ nữ yêu mái tóc đen mượt truyền thống!

(Ảnh minh họa)

Về sau, họ còn cải tiến tro của bồ kết để có thể dùng luôn vào việc đánh răng. Tới thời nhà Tống thì phụ nữ sử dụng sáp ong nấu chảy, xong dùng hương liệu từ tinh dầu của các loại hoa trộn vào, đổ hỗn hợp trên vào khuôn đợi chúng đông đặc lại rồi sau đó cứ thể mà sử dụng như xà phòng ngày nay.

Cuối cùng, mọi chuyện đã phơi bày, có lẽ người Trung Hoa cổ đại đặc biệt là phụ nữ thì coi trọng việc tắm rửa giặt giũ cũng như là vệ sinh thân thể hơn nhiều người ngày nay tưởng tượng. Tuy tần suất không phải mỗi ngày một hai lần như ngày nay, nhưng rõ ràng, họ đã luôn đẩy mạnh việc vệ sinh cá nhân đó bằng cách cải tiến cũng như là phát minh ra những loại "xà phòng cổ đại" để phục vụ cho nhu cầu sạch sẽ và đẹp đẽ của chính mình.

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Dân Việt

Friday, April 20, 2018

Báo VOV: 8 thói quen vệ sinh gây nguy hiểm đến sức khỏe

Tìm kiếm bài viết VOV: Nguyễn Như, Tắm gội, Hắt hơi
Gội đầu hàng ngày, lạm dụng nước rửa tay khô hay ngâm mình trong bồn tắm nhiều bong bóng... có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngâm mình trong bồn tắm nhiều xà bông: Nhiều người sẽ lầm tưởng việc ngâm mình trong bồn tắm với các loại xà bông nhiều bong bóng sẽ giúp cơ thể thư giãn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ngâm mình sẽ gây hại cho da, khiến da bị khô, di ứng... bởi các hóa chất độc hại.

Lấy ráy tai: Tai là khu vực nhạy cảm nên mọi vật thể lạ có thể khiến bộ phận này bị tổn thương, có thể gây ảnh hưởng đến thính giác. Nhiều người sai lầm khi thường sử dụng tăm bông hay những vật sắc nhọn như chìa khóa, kẹp tóc hay móng tay... để lấy ráy tai. Bạn nên thay thế việc này bằng cách sử dụng thuốc nhỏ tai hay nước muối sinh lý để làm sạch tai.

Lạm dụng nước rửa tay khô: Bởi sự tiện lợi, sát khuẩn tốt, nước rửa tay khô được nhiều người ưa chuộng và sử dụng thường xuyên. Nếu dùng quá nhiều lần và liên tục có thể khiến cho mất cân bằng nội tiết khi các hóa chất xâm nhập vào cơ thể.

Tắm gội bằng vòi hoa sen có nước nóng: Vào mùa lạnh, việc sử dụng nước nóng khi tắm là việc không thể thiếu, đặc biệt đứng dưới vòi hoa sen sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, việc tắm bằng nước nóng quá lâu sẽ khiến da bị khô, loại bỏ mất lớp dầu tự nhiên. Vậy nên, hãy sử dụng nước ấm khi tắm và rút ngắn thời gian lại.

Máy sấy khô tay: Tại nhiều khu vực công cộng thường sử dụng những chiếc máy sấy khô tay. Thế nhưng, chính việc này lại không được các nhà khoa học ủng hộ. Nhiều nghiên cứu cho rằng máy sấy tay có thể làm lây lan vi khuẩn ra môi trường xung quanh.

Dùng tay che miệng khi hắt hơi, tưởng đúng nhưng sai lầm: Lấy tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi là cách chúng ta đưa mầm bệnh vào cơ thể. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những bệnh truyền nhiễm vì việc dụi mắt bằng tay có thể gây ra bệnh viêm bờ mi.

Gội đầu thường xuyên: Nhiều người cho rằng gội đầu thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ bởi sau một ngày lao động hay tập luyện. Hành động này có thể khiến da đầu mất đi dầu tự nhiên, khô tóc và dễ khiến tóc gãy rụng. Vậy nên, bạn chỉ cần gội đầu 3-4 lần/tuần để đảm bảo tóc chắc khỏe mà vẫn sạch./.

CTV Nguyễn Như/VOV.VN

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo VOV