Showing posts with label xuong-chau. Show all posts
Showing posts with label xuong-chau. Show all posts

Sunday, May 6, 2018

Báo PNSK: Cảnh báo- Cách làm đẹp vùng kín nhiều chị em sử dụng lại là nguyên nhân gây hại 'cuộc yêu'

Tìm kiếm bài viết PNSK: Xương chậu, Bảo Bảo, Trầy xước
Nhuộm hồng, xịt khử mùi, kem se khít 'cô bé'... là những cách làm đẹp vùng kín được nhiều chị em yêu thích và sử dụng. Thế nhưng đây cũng là thủ phạm gây hại đến cuộc yêu.

Nhiều phụ nữ vẫn luôn tin rằng những sản phẩm làm đẹp vùng kín sẽ giúp giây phút gần gũi với chàng trở nên tuyệt vời hơn.

Tuy nhiên, chính những cách tân trang "cô bé" này lại là thủ phạm khiến "cuộc yêu" của bạn gặp nhiều trở ngại, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhiều chị em đang tự làm những "cuộc yêu" trở nên ngày càng kém chất lượng vì sở thích làm đẹp vùng kín - Ảnh minh họa: Internet

Những cách làm đẹp vùng kín gây hại "cuộc yêu"Kem giúp se khít "cô bé"

Sinh con, sự suy giảm nội tiết tố... là những nguyên nhân khiến "cô bé" ngày càng lỏng lẻo, làm nhiều chị em mất đi sự tự tin mỗi khi gần gũi cùng chồng. Do đó, không ít nàng đã tìm đến các sản phẩm giúp se khít vùng kín với mong muốn tìm lại cảm giác thăng hoa.

Thế nhưng, theo các chuyên gia, những sản phẩm làm se khít "cô bé" chẳng những không giúp bạn lấy lại sự tự tin khi quan hệ mà còn gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.

Kem se khít 'cô bé' là một trong những nguyên nhân khiến chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân vì một số thành phần trong kem se khít vùng kín có thể làm ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên tại đây dẫn đến sự tấn công của các loại vi khuẩn có hại, gây ra viêm nhiễm.

Do đó, thay vì sử dụng những loại kem này, chị em nên áp dụng một số bài tập thể dục dành cho vùng xương chậu đồng thời kết hợp chế độ ăn hợp lý để giúp "cô bé" được trẻ hóa.

Xịt khử mùi

Vùng kín có mùi hôi khó chịu là nỗi ám ảnh của nhiều nàng, thế nên không ít chị em sẵn sàng chi nhiều tiền vào các sản phẩm xịt khử mùi (còn gọi là nước hoa vùng kín).

Những sản phẩm này tuy có thể giúp "cô bé" thơm tho nhanh chóng nhưng hậu quả để lại về sau vô cùng nghiêm trọng như viêm nhiễm hay vô sinh. Nhiều trường hợp, chị em phụ nữ phải nhập viện vì nhiễm trùng vùng kín do lạm dụng thuốc xịt khử mùi trong thời gian dài.

Xịt khử mùi vùng kín có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe chị em - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, các nàng không hề hay biết rằng nhiều quý ông cũng ngại "yêu" vì hít phải những mùi thơm nhân tạo này. Không những thế, một số thành phần trong nước xịt khử mùi có thể khiến các chàng bị dị ứng, làm ảnh hưởng đến "cuộc yêu".

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề "cô bé" bốc mùi là các chị em nên giữ vệ sinh vùng nhạy cảm đúng cách và thường xuyên. Nếu vẫn không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị tốt nhất.

Tẩy trắng, nhuộm hồng vùng kín

Vùng kín thâm đen trông không đẹp mắt khiến nhiều quý cô cảm thấy ngại ngùng và mất tự tin trước đối tác. Để khắc phục tình trạng này, nhiều nàng đã sử dụng các sản phẩm giúp tẩy trắng hay nhuộm hồng "cô bé" với hy vọng lấy lại sự tự tin trong phòng the.

Thế nhưng cách làm đẹp này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ra nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác. Đặc biệt những sản phẩm tẩy trắng sẽ khiến da vùng kín bị bỏng rát, tổn thương từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể.

"Dọn cỏ"

Việc "dọn cỏ" ở vùng kín là điều mà chị em nào cũng làm để giúp "cô bé" được sạch sẽ, gọn gàng hơn. Hiện tại, các chị em ưa chuộng nhất là sử dụng dao cạo. Tuy nhiên cách làm này có thể khiến phần da vùng kín bị trầy xước, rách... từ đó gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, việc dùng dao cạo "dọn cỏ" có thể sẽ khiến những sợi lông mới mọc bị mọc ngược vào bên trong gây viêm lỗ chân lông, phát ban...

Không nên làm sạch 'cỏ' vùng kín bằng dao cạo để tránh bị nhiễm trùng - Ảnh minh họa: Internet

Để bảo vệ sức khỏe cũng như không làm ảnh hưởng đến chất lượng "cuộc yêu", các chị em tốt nhất nên tránh xa những cách làm đẹp vùng kín ở trên nhé!

Bảo Bảo (T.H)

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo PNSK

Saturday, May 5, 2018

Báo GD&TĐ: Những biến chứng cực kì nguy hiểm cho vóc dáng khi bạn tập Gym sai cách

Tìm kiếm bài viết GD&TĐ: Tập thể dục, Xương chậu, Chú ý
Tập thể dục giúp tinh thần dẻo dai, sức khỏe tốt là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên theo các bác sĩ, nếu tập thể dục không đúng cách có nguy cơ tử vong. Những bạn hay đến phòng gym cần lưu ý với những động tác dưới đây nhé.

#1

Sai: Nếu bạn cong lưng sẽ gây cong vẹo và đau cột sống.

Đúng: Nâng xương chậu lên và đảm bảo rằng cơ thể bạn tạo thành một đường thẳng từ vai đến đầu gối. Ép mông càng chặt càng tốt và co bóp cơ bụng của bạn.

#2

Sai: Không nên đổ người quá nhiều về phía trước như vậy cột sống và đầu gối của bạn sẽ chịu một tác động lực lớn và gây ảnh hưởng đến xương, cơ.

Đúng: Giữ lưng thẳng, phần nâng xương chậu được nâng ra sau, luôn đảm bảo rằng đầu gối của bạn bị uốn cong ở góc 90 ° khi ngồi xổm.

#3

Sai: Nếu lưng của bạn không thẳng (cong xuống hoặc cong lên) thì bài tập sẽ không còn hiệu quả và trở nên vô ích.

Đúng: Giữ cơ thể của bạn theo đường thẳng từ đỉnh đầu xuống dưới gót. Tay chống xuống sàn tạo một góc 90 °. Lưu ý: đừng uốn cong cổ.

#4

Sai: Nếu trọng lượng của bạn dồn xuống đầu gối và các mũi ngón chân, lưng khòm và thanh tạ tác động lên phần vai sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến phần cổ, khiến bạn dễ ngã về phía trước.

Đúng: Đảm bảo trọng lượng cơ thể luôn nằm ở giữa bàn chân, hai chân song song với sàn, không ngồi quá thấp, giữ lưng hơi cong và hướng về phía trước.

#5

Sai: Đừng đặt thanh tạ ngang cổ nếu không muốn bị chấn thương.

Đúng: Kéo khuỷu tay của bạn ra sau, tạo một lực lên vai, tay nắm chặt thanh tạ, như vậy sẽ tạo nên một phần đỡ giúp bạn giữ được thanh tạ trên vai mà không bị đau.

#6

Sai: Không nên tạo thành một hình vòm từ vai xuống thắt lưng, vì thế phần lưng của bạn sau khi tập xong sẽ đau nhức và bị khòm khi di chuyển

Đúng: Kéo vai xuống và ép chặt vai. Giữ thẳng lưng, đùi song song với sàn khi ngồi xổm.

#7

Sai: Chân và cánh tay không thẳng đứng và song song làm bạn có nguy cơ bị ngã, ảnh hưởng đến xương khớp.

Đúng: Đầu gối và hai tay song song với nhau, đẩy ngực về phía trước, lưng thẳng, xương chậu mở rộng.

#8

Sai: Khi chúng ta đứng xa bục tập, thì đầu gối là vị trí chịu tác động của lực nhiều nhất, dễ bị đau và trật khớp.

Đúng: Thẳng lưng, hai vai khép lại, đứng gần với bục tập, như vậy, lực của toàn bộ cơ thể sẽ chia đều cho đầu gối và bàn chân.

#9

Sai: Vị trí để chân bị sai, lưng chưa có độ cong vừa đủ, hai tay bị cong nên thanh tạ hơi hướng về phía sau.

Đúng: Chân tạo một góc khoảng 90 °, lưng cong, hai tai cầm thanh tạ, giơ thẳng và song song với nhau.

#10

Sai: Tư thế bị sai, đầu gối không tạo nên thành một đường thẳng.

Đúng: Đầu gối thẳng đứng, song song và uốn cong ở góc 90 ° khi bước về phía trước.

#11

Sai: Vai và lưng tạo thành hình vòng cung, tư thế luyện tập sai, gây ảnh hưởng đến cột sống.

Đúng: Kéo vai về phía sau, ưỡn ngực, lưng tạo thành một đường thẳng.

#12

Sai: Không được nâng đầu lên vì như vậy lưng bạn sẽ bị cong.

Đúng: Điều quan trọng là cơ thể của bạn tạo một đường thẳng từ đỉnh đầu đến mông.

#13

Sai: Nếu bạn cầm tạ ở giữa tay cầm thì khớp tay sẽ bị đau thay vì làm săn chắc cơ bắp.

Đúng: Cầm tạ bằng hai tay, sát phần đầu tạ, giữ vai đúng vị trị và nhấn khuỷu tay của bạn càng sát với đầu càng tốt. Nâng tạ qua đầu và từ từ hạ thấp nó.

#14

Sai: Bàn chân của bạn đang ở giữa và gần như nằm hoàn toàn trên bàn tập.

Đúng: Đứng bằng 1/3 chân trên nền để chúng khớp với vai. Nâng gót lên cao nhất có thể, giữ một vài giây, sau đó hạ gót cho đến khi chúng nằm dưới bàn tập.

#15

Sai: Cơ thể của bạn không tạo thành một đường thẳng, và lưng dưới của bạn bị cong.

Đúng: Cơ thể phải tạo thành một đường thẳng.

Tập thể dục là một điều hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe và có được một vóc dáng hoàn hảo. Tuy nhiên, các bạn cũng nên chú ý đến tư thế khi tập để thực hiện cho đúng. Chỉ cần bạn tập sai thì sẽ gây ảnh hưởng đến xương khớp, cột sống cũng như tướng đi của mình. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để luyện tập sao cho khoa học và hiệu quả.

Theo phunugiadinh/bestie

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo GD&TĐ

Tuesday, May 1, 2018

Báo Gia Đình Mới: 5 bài tập đơn giản để có tay thon tha hồ diện váy hè

Tìm kiếm bài viết Gia Đình Mới: Mai Hoa/Giadinhmoi, Kết hợp, Xương chậu
Mỡ bắp tay dễ tích tụ nhưng lại là phần khó giảm nhất trên cơ thể, nhưng với 5 bài tập đơn giản sau đây, bạn sẽ có thể tự tin diện những bộ váy mùa hè quyến rũ mà chẳng cần phải đến phòng gym.

Mùa hè là mùa của những chiếc váy hở vai, những chiếc áo hai dây cuốn hút, vậy nhưng đôi khi chỉ vì bắp tay chưa thon thả mà ta lại phải để những bộ đồ yêu thích cứ mãi "xếp xó" chẳng bao giờ đụng đến.

Hãy thử ngay 5 bài tập đơn giản sau đây để có thể tự tin diện những bộ váy hè quyến rũ bạn nhé!

1. Tập nâng vật nặng giúp bắp tay săn chắc

Với động tác này, nếu không có tạ tại nhà, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng cách nén đầy cát vào chai nước để tạo độ nặng nhất định.

Đầu tiên, tạo tư thế đứng vững chãi, bàn chân vuông góc với vai hướng về phía trước. Thẳng lưng, hơi khuỵu gối, đẩy khung xương chậu về phía sau.

Gập khuỷu tay vuông góc với cơ thể, tiếp theo nâng tay lên ngang ngực (hình minh họa). Giữ khoảng 2-3 giây rồi từ từ đưa tay về vị trí cũ. Chú ý hơi thở - hít vào khi co tay và thở ra khi duỗi tay.

2. Bài tập chống đẩy cho bắp tay với ghế

Với bài tập này bạn có thể sử dụng ghế sofa hoặc một chiếc ghế tựa vững chắc. Chống tay lên mặt phẳng trên ghế phía sau bạn. Gập gối vuông góc 90 độ, sau đó từ từ hạ thấp khung xương chậu bằng cách co khuỷu tay. Giữ 2-3 giây rồi trở về vị trí ban đầu. Hít vào khi hạ thấp cơ thể và thở ra khi về vị trí cũ.

Đối với động tác này, khi tập cần lưu ý rằng bạn phải cảm nhận được lực căng chủ yếu trên cánh tay chứ không phải vùng xương chậu.

3. Chống đẩy tường giúp vùng dưới cánh tay trở nên săn chắc hơn

Để thẳng tay chống vào tường, hai chân tách rộng bằng vai. Sau đó hơi nhón gót, co khuỷu tay và dồn trọng tâm cơ thể vào tường. Chú ý giữ thẳng lưng trong quá trình tập. Hít vào khi đẩy vào tường và thở ra khi trở về tư thế ban đầu.

4. Động tác "3 trong 1" - làm săn chắc cánh tay, hông và bụng

Nằm sấp trên sàn, hơi nhấc thân mình khỏi sàn bằng cách chống tay xuống sàn, co khuỷu tay (hình dưới). Tiếp theo, co chân vuông góc mặt sàn, vắt chéo mắt cá chân.

Động tác chống đẩy bắt đầu bằng việc duỗi thẳng tay để đẩy thân lên cao, trong khi vẫn giữ thẳng lưng (hình trên).

Đây là động tác có độ khó cao với người mới tập nhưng sẽ giúp vận động các vùng cơ trên toàn cơ thể, không chỉ đem lại vùng tay săn chắc thon gọn mà còn có thể giúp giảm mỡ đùi và bụng.

Khi mới bắt đầu, bạn chỉ cần tập 4 - 5 lần động tác này, chú ý độ chuẩn xác. Sau khi đã quen, mỗi lần tập có thể lặp lại 10 lần kết hợp với các động tác còn lại.

5. Bài tập "đấm bốc" dành cho vai

Đứng thẳng, một chân đặt phía trước, một chân để phía sau, khoảng cách rộng tối thiểu bằng vai để tạo tư thế vững chãi, hơi khuỵu gối. Trong khi đấm thẳng một tay về phía trước tương tự động tác đấm bốc, tay còn lại co gập về phía cơ thể. Lặp lại động tác này khoảng 5 lần rồi đổi vị trí hai chân.

Sau khi đã quen, bạn có thể tập động tác này khi cầm tạ cỡ nhỏ hoặc vật nặng trên tay.

Với mỗi động tác kể trên, bạn có thể dành 1-2 phút khởi động trước mỗi động tác, lặp đi lặp lại trung bình khoảng 15 - 20 lượt tùy theo khả năng của mình.

Mai Hoa/GIADINHMOI.VN

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Gia Đình Mới

Saturday, April 28, 2018

Báo Khám Phá: Mất vài giây mỗi ngày, bài tập này sẽ giúp chị em sau sinh tránh được bệnh nguy hiểm

Tìm kiếm bài viết Khám Phá: Nguyễn Thị Bích Thủy, Xương chậu, Sinh đẻ
Sa tử cung là một trong những nỗi lo của không ít chị em sau khi sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cả đời sống tình dục. Ths. Bs CKII Nguyễn Thị Bích Thủy - Trưởng khoa tự nguyện 1, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã gợi ý bài tập để cải thiện tình trạng này.

Theo thống kê cứ 3 phụ nữ đã từng mang thai và sinh đẻ có một người bị són tiểu, gần 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa sinh dục, trong đó cứ 5 người thì có 1 người bị sa từ 2 cơ quan trở lên (sa các tạng trong vùng chậu). Trường hợp một cụ bà 105 tuổi bị sa tử cung tới 8cm chính là một trong những ví dụ điển hình.

Phụ nữ bị sa tử cung sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh lý sa tử cung chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật, tuy nhiên phần nhiều trường hợp sa tử cung ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng các biện pháp đơn giản mà không cần phẫu thuật. Liệu pháp sinh lý và các bài tập sa tử cung dành cho sàn chậu là một trong các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật tốt nhất.

Ths. Bs CKII Nguyễn Thị Bích Thủy - Trưởng khoa tự nguyện 1, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã gợi ý các bài tập cơ sàn chậu (hay bài tập Kegel) dành cho các chị em có thể tự tập tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn thực hiện bài tập củng cố sàn chậu.

Xác định cơ vùng chậu

Tìm cơ sàn chậu bằng cách dừng dòng nước tiểu giữa dòng

Trước khi thực hiện các bài tập Kegel, hãy tìm cơ sàn chậu của bạn bằng cách ngăn dòng nước tiểu giữa dòng. Đây là những cơ tạo thành nền sàn chậu.

Cách phổ biến nhất để tìm ra các cơ này là cố gắng ngăn chặn dòng nước tiểu của bạn. Sự thắt chặt này là động thái cơ bản của Kegel.

Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào khi tập Kegel thì hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn an toàn hơn. Lưu ý tránh ngăn nước tiểu giữa chừng như một thói quen tập thể dục. Thực hiện bài tập Kegel trong khi đi vệ sinh nhiều hơn 2 lần trong tháng sẽ chỉ làm suy yếu cơ sàn chậu, gây tổn thương bang quang và thận.

Đặt ngón tay vào âm đạo và siết chặt cơ để xác định cơ sàn chậu

Bạn sẽ cảm thấy các cơ siết chặt và sàn chậu di chuyển lên. Thả lỏng cơ thể và bạn sẽ thấy sàn xương chậu di chuyển trở lại. Hãy đảm bảo rằng ngón tay của bạn được vệ sinh sạch sẽ trước khi bạn chèn nó vào âm đạo.

Sử dụng gương để tìm vùng cơ sàn chậu

Nếu bạn vẫn khó xác định được vùng cơ sàn chậu, hãy đặt một chiếc gương cầm tay dưới đáy chậu của bạn, là vùng da được che phủ giữa âm đạo và hậu môn. Thực hành co và thả lỏng những gì bạn nghĩ là cơ bắp Kegel của mình. Nếu bạn làm điều này chính xác, bạn sẽ cảm nhận được sự di chuyển của cơ vùng chậu.

Đi vệ sinh trước khi thực hiện bài tập Kegel

Bạn sẽ không thể thực hiện bài tập cơ sàn chậu khi đang trong tình trạng mắc tiểu, bạn có thể bị đau hoặc nước tiểu són ra ngoài.

Trước khi bắt đầu tập, hãy đi vệ sinh trước để tránh cản trở quá trình tập luyện.

Chọn tư thế thoải mái nhất

Bạn có thể tập các bài tập này khi ngồi trên ghế hoặc nằm trên sàn nhà. Hãy chắc chắn rằng mông và cơ bụng của bạn được thư giãn. Nếu bạn nằm xuống, bạn nên nằm ngửa với hai cánh tay ở hai bên và đầu gối co lên, ép sát vào nhau.

Thực hiện bài tập kegel cho phụ nữ sa tử cung

1. Bài tập Kegel co giữ

Bóp cơ sàn chậu trong 3-10 giây

Khi bạn mới bắt đầu tập chỉ nên tập nhẹ nhàng. Đừng ép cơ sàn chậu của bạn phải chịu sức ép quá lâu.

Thả lỏng cơ thể trong 5 giây

Trước khi tiếp tục co cơ sàn chậu, bạn hãy để cho nó được thư giãn trong 5 giây trước khi lặp lại bài tập để tránh căng cơ. Đếm đến mười trước khi bạn tiếp tục thực hiện bài tập.

Lặp lại bài tập 10 lần

Bạn nên lặp lại bài tập Kegel khoảng 10 lần và tập khoảng 3-4 lần trong ngày. Đừng cố ép bản thân tập nhiều hơn nữa vì có thể khiến cơ sàn chậu bị căng thẳng quá mức.

2. Bài tập Kegel co nhanh

Co nhanh, mạnh tối đa rồi thả lỏng ngay. Mỗi lần co nhanh ít nhất 10 lần hoặc đến khi cơ không giữ được nữa, tăng dần số lần tùy khả năng.

3. Bài tập sa tử cung kiểu bắc cầu

Nằm ngửa trên sàn, 2 đầu gối gập lại, 2 bàn chân đặt phẳng lên mặt sàn, chân mở rộng bằng vai, 2 tay duỗi thẳng hai bên.

Nâng hông lên, chú ý sử dụng thật ít cơ mông, sau đó co cơ đáy chậu. Vẫn giữ cơ đáy chậu ở tư thế co, lần lượt nâng hai bàn chân khỏi mặt sàn.

Sau khi nâng mỗi chân được 5 lần, thả lỏng cơ đáy chậu, hạ hông xuống thấp, trở về tư thế chuẩn bị. Lặp lại động tác trên 3 lần.

Cố gắng duy trì việc luyện tập đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả sau 4-6 tuần. Nếu cảm thấy tập không chính xác, bạn có thể tìm đến bác sĩ nhờ tư vấn.

Hoàng Dương

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Khám Phá

Báo GD&TĐ: Mỗi ngày 5 phút, bụng béo và mỡ đùi sau 1 tuần tự nhiên sẽ tan hết

Tìm kiếm bài viết GD&TĐ: Khuyến cáo, Xương chậu, Co lại
Rất nhiều người trong quá trình theo đuổi thân hình đẹp đều né tránh cơ bắp, nhưng thực ra lượng cơ bắp nhất định là cần thiết cho cơ thể. Bảo vệ cơ bắp khỏe mạnh của chân mới có thể ổn định toàn cơ thể của bạn, cũng như gốc rễ gắm chặt lòng đất vậy, bạn có thể từ đó có được đầy đủ sức mạnh và ý chí để ở bất cứ nơi nào cũng đều có thể duy trì trạng thái ổn định

Dưới đây là động tác yoga “kiểu ghế ảo” giúp chúng ta đảm bảo sức khỏe tốt hơn và thân hình đẹp hơn:

1. Hướng dẫn thực hiện động tác

– Đứng thẳng, 2 chân khép lại hoặc tách ra song song với vai.

– Khi hít vào, 2 chân đạp lên mặt đất, cột sống kéo giãn lên trên.

– Khi thở ra, cong đầu gối, phần mông hướng về sau khom xuống, giữ cho xương chậu ở đúng vị trí, nửa thân trên từ từ nghiêng về trước, đầu gối đừng vượt quá mũi chân.

– Khi hít vào lần nữa, giơ cao 2 cánh tay qua đỉnh đầu, 2 lòng bàn tay chạm lại nhau, mặt trong 2 cánh tay úp vào tai, thu phần bụng lại, mắt nhìn về phía trước.

– Khi thở ra, xương bả vai hạ xuống, phần mông tiếp tục hạ xuống về sau, khiến cho khớp đầu gối khi cong lại sẽ nằm ngay phía trên mũi chân, phần đầu và cột sống nằm trên cùng 1 đường thẳng, 2 chân dùng sức ép xuống mặt đất 1 cách cân bằng.

Chú ý: Trong lúc hạ thấp xương tọa, bạn có thể sẽ cảm thấy nhịp tim đập kịch liệt, nhưng phần đầu lại vô cùng nhẹ nhõm. Bạn có thể thử thách bản thân, khom người nhiều 1 chút, nhưng mà đừng vượt quá giới hạn hoặc căng thẳng quá mức. Khi thở ra thì hạ xuống, và khi hít vào cơ thể kéo giãn lên trên.

– Sau 3-5 lần hít thở, quay về tư thế thẳng đứng.

2. Trong lúc luyện tập thân hình cần chú ý:

– Cố gắng duy trì phần đùi cân bằng mặt đất, đầu gối không vượt quá mũi chân và nhắm chuẩn với ngón chân thứ 2.

– Phần mông hạ xuống hướng gót chân sau, đồng thời xương đuôi hướng xuống, giữ cho không bị cong lưng.

– Giữ cho xương bã vai hạ xuống, cánh tay xoay theo hướng ngoài.

– Đi cảm nhận trạng thái chân và bụng dùng sức thu nhỏ, 2 chân bám chặt mặt đất, 2 chân tập trung dùng sức ở giữa, mãi kéo giãn lên trên cho đến 2 cánh tay và mũi tay.

Nhóm người không thích hợp: bệnh nhân huyết áp thấp, bệnh nhân mất ngủ, bệnh nhân bị thương đầu gối.

3. Tập luyện kiểu ghế ảo nâng cao

Đối với người tập yoga với trình độ khá tốt có thể tham khảo thêm 2 bài tập kiểu ghế ảo nâng cao, lần lượt là kiểu ghế ảo xoay người và kiểu ghế ảo nhón chân.

Kiểu ghế ảo xoay người

Cách thực hiện: Bắt đầu từ tư thế thẳng đứng, cong đầu gối theo kiểu ghế ảo, đầu gối đừng vượt quá ngón chân, phần mông hạ xuống về sau, đẩy tay phải về mặt ngoài bên trái, xoay người sang trái, 2 tay úp lại trước ngực, hàm dưới thu lại xoay sang vai trái, nhìn về phía trên bên trái, kéo giãn 2 phần eo, cánh tay đưa lên trở về kiểu ghế ảo, cánh tay giơ cao, điều chỉnh hô hấp khi đứng thẳng, đổi chiều tập luyện.

Tác dụng: tăng cường và ổn định đôi chân và phần mông, khiến cột sống kéo giãn và nhẹ nhõm, mở rộng khoang ngực.

Kiểu ghế ảo nhón chân

Cách thực hiện: 2 chân đứng chạm nhau, hít vào, cánh tay kéo giãn hướng lên, 2 lòng bàn tay úp vào nhau trước ngực; thở ra, thu phần bụng lại, cong đầu gối, giữ cho phần lưng thẳng đứng. Từ từ giơ cao gót chân, duy trì cân bằng, hít thở 3-6 lần.

Tác dụng: thu cẳng chân lại, loại bỏ phần thịt dư ở chân và eo, có được đường cong yểu điệu ở eo.

4. Kiểu ghế ảo phối hợp luyện tập

Đối với các bạn tập yoga mà không tìm được phương pháp luyện tập chính xác, dưới đây là một số phương pháp luyện tập phối hợp, có thể khiến cho mọi người cảm nhận kiểu ghế ảo tốt hơn, mỗi 1 bộ phận của cơ thể được duy trì và dùng lực thế nào.

Tận dụng gạch yoga tập luyện kiểu ghế ảo

Tận dụng ghế yoga tập luyện kiểu ghế ảo

5. Kiểu ghế ảo và những điều cần chú ý

– Khi tập luyện kiểu này, phần lưng dưới của bạn cần phải giữ thẳng, có thể kiểm tra thông qua việc dùng tay sờ vào chính giữa phần lưng dưới của bạn để xem có phải có 1 chỗ lép vào. Luyện tập kiểu ghế ảo, cần chú ý tập trung sức vào việc giữ cho lưng, ngực và xương chậu ở đúng vị trí.

– Nếu như bạn cảm thấy kiểu tập này gây sức ép cho đầu gối, đặc biệt là khớp háng co cứng, khuyến cáo bạn đừng nên tập kiểu này nữa, hoặc là giảm nhẹ độ khó của kiểu tập, giảm thiểu biên độ cong của đầu gối.

– Nếu như sau khi luyện tập cảm thấy đầu gối không được khỏe, thì chứng tỏ đầu gối chịu sức ép quá lớn, bạn nên lập tức ngưng tập luyện, thay vào đó tập luyện kiểu dang rộng phần háng, đợi sau khi qua vài tuần lại thử kiểu tập này.

– Khi luyện tập, phân tán thể trọng ở giữa gót chân và lòng bàn chân trước 1 cách đều đặn. Khi duy trì tư thế, 2 chân chạm vào nhau, 2 chân co lại, cũng có thể dùng sức chống đỡ đầu gối.

– Nếu như bạn hoặc người nhà của bạn có vấn đề về tim mạch hoặc tuần hoàn như cao huyết áp v.v., có thể đừng giơ cao 2 tay trong lúc luyện tập kiểu tập này, đặt ở dưới háng là được.

– Người già và trẻ em khi luyện tập, không cần duy trì lâu như vậy, cảm thấy mệt là có thể trở về tùy lúc.

6. Kiểu ghế ảo và hiệu quả vóc dáng

– Chấn chỉnh gù lưng ôm ngực, cải thiện dáng chân chữ O, có thể nâng cao khí chất toàn thể.

– Giải tỏa cảm giác co cứng ở vai, gia tăng tính linh hoạt của khớp vai.

– Mở rộng phần ngực, tăng cường chức năng của phổi và dạ dày.

– Gia tăng sức mạnh cơ bắp của lưng.

– Loại bỏ chất béo ở eo, lưng và mông, chân, làm đẹp đường cong cơ bắp ở eo, đường cong ở chân, gia tăng sức mạnh phần chân.

– Không thích hợp đối với cơ bắp chân và bụng không có lực, cột sống không có lực, viêm khớp, hệ niệu sinh dục, có tác dụng giải tỏa và trị liệu.

Theo phunugiadinh

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo GD&TĐ

Wednesday, April 25, 2018

Báo GD&TĐ: Mỗi ngày tập 5 phút, bụng béo và mỡ đùi sau 1 tuần tự nhiên sẽ tan hết

Tìm kiếm bài viết GD&TĐ: Xương chậu, Co lại, Viêm khớp
Rất nhiều người trong quá trình theo đuổi thân hình đẹp đều né tránh cơ bắp, nhưng thực ra lượng cơ bắp nhất định là cần thiết cho cơ thể. Bảo vệ cơ bắp khỏe mạnh của chân mới có thể ổn định toàn cơ thể của bạn, cũng như gốc rễ gắm chặt lòng đất vậy, bạn có thể từ đó có được đầy đủ sức mạnh và ý chí để ở bất cứ nơi nào cũng đều có thể duy trì trạng thái ổn định

Dưới đây là động tác yoga “kiểu ghế ảo” giúp chúng ta đảm bảo sức khỏe tốt hơn và thân hình đẹp hơn:

1. Hướng dẫn thực hiện động tác

– Đứng thẳng, 2 chân khép lại hoặc tách ra song song với vai.

– Khi hít vào, 2 chân đạp lên mặt đất, cột sống kéo giãn lên trên.

– Khi thở ra, cong đầu gối, phần mông hướng về sau khom xuống, giữ cho xương chậu ở đúng vị trí, nửa thân trên từ từ nghiêng về trước, đầu gối đừng vượt quá mũi chân.

– Khi hít vào lần nữa, giơ cao 2 cánh tay qua đỉnh đầu, 2 lòng bàn tay chạm lại nhau, mặt trong 2 cánh tay úp vào tai, thu phần bụng lại, mắt nhìn về phía trước.

– Khi thở ra, xương bả vai hạ xuống, phần mông tiếp tục hạ xuống về sau, khiến cho khớp đầu gối khi cong lại sẽ nằm ngay phía trên mũi chân, phần đầu và cột sống nằm trên cùng 1 đường thẳng, 2 chân dùng sức ép xuống mặt đất 1 cách cân bằng.

Chú ý: Trong lúc hạ thấp xương tọa, bạn có thể sẽ cảm thấy nhịp tim đập kịch liệt, nhưng phần đầu lại vô cùng nhẹ nhõm. Bạn có thể thử thách bản thân, khom người nhiều 1 chút, nhưng mà đừng vượt quá giới hạn hoặc căng thẳng quá mức. Khi thở ra thì hạ xuống, và khi hít vào cơ thể kéo giãn lên trên.

– Sau 3-5 lần hít thở, quay về tư thế thẳng đứng.

2. Trong lúc luyện tập thân hình cần chú ý:

– Cố gắng duy trì phần đùi cân bằng mặt đất, đầu gối không vượt quá mũi chân và nhắm chuẩn với ngón chân thứ 2.

– Phần mông hạ xuống hướng gót chân sau, đồng thời xương đuôi hướng xuống, giữ cho không bị cong lưng.

– Giữ cho xương bã vai hạ xuống, cánh tay xoay theo hướng ngoài.

– Đi cảm nhận trạng thái chân và bụng dùng sức thu nhỏ, 2 chân bám chặt mặt đất, 2 chân tập trung dùng sức ở giữa, mãi kéo giãn lên trên cho đến 2 cánh tay và mũi tay.

Nhóm người không thích hợp: bệnh nhân huyết áp thấp, bệnh nhân mất ngủ, bệnh nhân bị thương đầu gối.

3. Tập luyện kiểu ghế ảo nâng cao

Đối với người tập yoga với trình độ khá tốt có thể tham khảo thêm 2 bài tập kiểu ghế ảo nâng cao, lần lượt là kiểu ghế ảo xoay người và kiểu ghế ảo nhón chân.

Kiểu ghế ảo xoay người

Cách thực hiện: Bắt đầu từ tư thế thẳng đứng, cong đầu gối theo kiểu ghế ảo, đầu gối đừng vượt quá ngón chân, phần mông hạ xuống về sau, đẩy tay phải về mặt ngoài bên trái, xoay người sang trái, 2 tay úp lại trước ngực, hàm dưới thu lại xoay sang vai trái, nhìn về phía trên bên trái, kéo giãn 2 phần eo, cánh tay đưa lên trở về kiểu ghế ảo, cánh tay giơ cao, điều chỉnh hô hấp khi đứng thẳng, đổi chiều tập luyện.

Tác dụng: tăng cường và ổn định đôi chân và phần mông, khiến cột sống kéo giãn và nhẹ nhõm, mở rộng khoang ngực.

Kiểu ghế ảo nhón chân

Cách thực hiện: 2 chân đứng chạm nhau, hít vào, cánh tay kéo giãn hướng lên, 2 lòng bàn tay úp vào nhau trước ngực; thở ra, thu phần bụng lại, cong đầu gối, giữ cho phần lưng thẳng đứng. Từ từ giơ cao gót chân, duy trì cân bằng, hít thở 3-6 lần.

Tác dụng: thu cẳng chân lại, loại bỏ phần thịt dư ở chân và eo, có được đường cong yểu điệu ở eo.

4. Kiểu ghế ảo phối hợp luyện tập

Đối với các bạn tập yoga mà không tìm được phương pháp luyện tập chính xác, dưới đây là một số phương pháp luyện tập phối hợp, có thể khiến cho mọi người cảm nhận kiểu ghế ảo tốt hơn, mỗi 1 bộ phận của cơ thể được duy trì và dùng lực thế nào.

Tận dụng gạch yoga tập luyện kiểu ghế ảo

Tận dụng ghế yoga tập luyện kiểu ghế ảo

5. Kiểu ghế ảo và những điều cần chú ý

– Khi tập luyện kiểu này, phần lưng dưới của bạn cần phải giữ thẳng, có thể kiểm tra thông qua việc dùng tay sờ vào chính giữa phần lưng dưới của bạn để xem có phải có 1 chỗ lép vào. Luyện tập kiểu ghế ảo, cần chú ý tập trung sức vào việc giữ cho lưng, ngực và xương chậu ở đúng vị trí.

– Nếu như bạn cảm thấy kiểu tập này gây sức ép cho đầu gối, đặc biệt là khớp háng co cứng, khuyến cáo bạn đừng nên tập kiểu này nữa, hoặc là giảm nhẹ độ khó của kiểu tập, giảm thiểu biên độ cong của đầu gối.

– Nếu như sau khi luyện tập cảm thấy đầu gối không được khỏe, thì chứng tỏ đầu gối chịu sức ép quá lớn, bạn nên lập tức ngưng tập luyện, thay vào đó tập luyện kiểu dang rộng phần háng, đợi sau khi qua vài tuần lại thử kiểu tập này.

– Khi luyện tập, phân tán thể trọng ở giữa gót chân và lòng bàn chân trước 1 cách đều đặn. Khi duy trì tư thế, 2 chân chạm vào nhau, 2 chân co lại, cũng có thể dùng sức chống đỡ đầu gối.

– Nếu như bạn hoặc người nhà của bạn có vấn đề về tim mạch hoặc tuần hoàn như cao huyết áp v.v., có thể đừng giơ cao 2 tay trong lúc luyện tập kiểu tập này, đặt ở dưới háng là được.

– Người già và trẻ em khi luyện tập, không cần duy trì lâu như vậy, cảm thấy mệt là có thể trở về tùy lúc.

6. Kiểu ghế ảo và hiệu quả vóc dáng

– Chấn chỉnh gù lưng ôm ngực, cải thiện dáng chân chữ O, có thể nâng cao khí chất toàn thể.

– Giải tỏa cảm giác co cứng ở vai, gia tăng tính linh hoạt của khớp vai.

– Mở rộng phần ngực, tăng cường chức năng của phổi và dạ dày.

– Gia tăng sức mạnh cơ bắp của lưng.

– Loại bỏ chất béo ở eo, lưng và mông, chân, làm đẹp đường cong cơ bắp ở eo, đường cong ở chân, gia tăng sức mạnh phần chân.

– Không thích hợp đối với cơ bắp chân và bụng không có lực, cột sống không có lực, viêm khớp, hệ niệu sinh dục, có tác dụng giải tỏa và trị liệu.

Theo phunugiadinh

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo GD&TĐ