Showing posts with label phat-tai. Show all posts
Showing posts with label phat-tai. Show all posts

Thursday, April 19, 2018

Báo GD&TĐ: Trồng hoa mà cho chất này vào sẽ không lo đọng nước thối rễ, 3 ngày lá cây héo vàng lại hồi sinh xanh tươi!

Tìm kiếm bài viết GD&TĐ: Chà xát, Phân giải, Phát tài
Trồng cây cảnh nếu không biết cách, không quá 3 tháng không phải thối rễ thì là lá vàng. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cho một ít 'chất này' vào thì dù là người mới trồng cũng có thể trồng được bồn cây xanh ngầu ngầu.

1. Chống thối rễ

Miếng ngói vụn

Đất trong bồn hoa thiếu chất dinh dưỡng, khô cứng thành cục, rất dễ lấp kín những lỗ thoát nước ở đáy bồn, bởi vậy phải kịp thời làm tơi xốp, làm tăng độ thoáng khí. Nhưng nếu chúng ta biết lấy một ít miếng ngói mỏng và nhẹ, đập thành miếng nhỏ, lót dưới đáy bồn, như vậy sẽ có tác dụng thoáng khí, không làm tơi xốp cũng có lợi cho việc thoát nước, sẽ không cần lo lắng về thối rễ hay đọng nước. Ngay cả trồng những loại đắt tiền như lan, lá cũng xanh tươi.

Xơ mướp

Xơ mướp có rất nhiều tác dụng, ngoài dùng để rửa chén bát, nó còn có thể được sử dụng trong chăm sóc cây rất hiệu quả. Lấy xơ mướp, có thể mới hoặc đã qua sử dụng, cắt thành miếng nhỏ để vào bồn, đổ đầy đất là có thể trồng hoa.

Không có gì có thể “qua mặt” được xơ mướp trong chức năng hút nước và thoáng khí. Việc sử dụng xơ mướp để trồng hoa sẽ giúp đất không dễ khô cứng và biến chất, xơ mướp phân giải lại trở thành chất dinh dưỡng, cây càng trồng càng khỏe, rất nhanh sẽ mọc đầy bồn.

Trứng cút

Vào mùa hè nhiệt độ thường cao và nóng nực, nếu bón phân cho cây không đúng liều lượng sẽ dễ dẫn đến thối ruột. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ trứng cút vào bồn cây thì không cần bón phân cây vẫn mọc xanh tốt.

Dùng tăm đục trên đỉnh quả trứng cút tươi một lỗ nhỏ. Tùy theo kích thước bồn để bỏ số lượng quả hợp lý. Lấp đất vào đáy bồn dày khoảng 2-3cm, bỏ trứng cút sao cho lỗ đục sẵn hướng lên trên và cố định trong đất, sau đó cho thêm đất tơi xốp phủ lên bên trên. Làm như vậy, trứng cút có thể lên men tự nhiên, vỏ trứng phân giải thành chất dinh dưỡng nuôi cây.

2. Phòng sâu bọ

Dầu mè

Mùa hè là lúc bộc phát sâu bọ nhiều nhất, trồng cây cảnh trong nhà, đôi lúc không tránh khỏi có kiến, sâu bọ có hại, không chỉ có hại cho hoa cỏ, mà còn có thể xâm nhập vào cơ thể, có hại cho sức khỏe. Để phòng kiến, nhện, sâu bọ, chỉ cần lau một ít dầu mè lên thành bồn, như vậy có thể đuổi xa các loại côn trùng, không cho chúng đến gần cây

Tỏi

Chúng ta đều biết tỏi có thể kháng khuẩn kháng viêm, không chỉ làm tăng sức đề kháng con người, còn có thể làm tăng sức kháng sâu bọ của hoa cỏ. Tỏi lột vỏ, đập nát, ép nát thành vụn nhỏ, sau đó, đào lỗ nhỏ trong bồn và cho tỏi vụn vào để phòng kiến, ốc sên.

Nước hoa hồng

Nước hoa hồng có thể khử nhọt, giảm ngứa và chống côn trùng, đồng thời cũng giúp bảo vệ cây cảnh khỏi sâu bọ, còn có thể làm cho lá cây sáng đẹp

Cho nước hoa hồng vào trong nước, pha loãng 1:50, cho vào bình xịt, cách 4-5 ngày phun một lần lên lá cây, có thể đề phòng sâu hại, lá cây cũng không có những vết cắn. Nước hoa hồng hàm nhiều cồn do đó phải pha loãng nếu không sẽ hại hơn là lợi.

3. Phòng lá vàng

Sữa chua đã hết hạn

Lá cây vàng, rất có khả năng do thiếu dinh dưỡng. Sữa chua hết hạn, không nên vứt đi mà cho vào bình nhựa, để nơi có ánh sáng cho lên men khoảng một tuần. Từ đó sữa chua sẽ trở thành phân đạm loại tốt, pha loãng với nước rồi tưới lên cây sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết.

Dấm gạo

Những loại nuôi trong nước như lục thảo, cây phát tài lá rất dễ bị vàng.

Dấm gạo chứa rất nhiều a-xit a-min và nhiều loại vitamin. Pha loãng dấm gạo 1:1000, lau lên hai mặt lá cây, sau đó dùng nước sạch lau thêm lần nữa. Như vậy sẽ có lợi cho lá hấp thu dinh dưỡng trong đó, lá trở nên sáng trong, rực rỡ.

Trước khi hoa cảnh nở hoa, phun một ít dấm gạo lên nụ hoa, như vậy sẽ làm cho hoa nở càng thêm rực rỡ

Vỏ chuối

Dùng vỏ chuối chà xát hai mặt lá lan quân tử trong nhà, hoa lan sẽ không vàng lá không khô héo, sức sống ngày càng dạt dào. Không chỉ bổ dưỡng lá cây, còn có thể loại bỏ bụi bẩn trên lá, làm lá bóng loáng vô cùng.

Có một điểm cần lưu ý là, vỏ chuối có chất nhờn, dễ làm tắc nghẽn lỗ hô hấp của lá, sau khi chà xát xong cần dùng nước rửa lại một lần. Ngoài ra, có thể dùng vỏ chuối, vỏ trứng, rau làm thành phân bón, cắt nhỏ ra rồi chôn vào trong bồn sẽ tạo nên chất dinh dưỡng cho cây như kali

Bia

Trong bia chứa rất nhiều a-xit a-min, ngoài ra còn nhiều muối phốt pho, kali cần cho thực vật, dùng bia lau lên bề mặt lá, cũng là một cách phòng ngừa lá vàng, bổ sung dinh dưỡng cho cây

Trong bia có nhiều đường mạch nha, trực tiếp lau lên có nguy cơ làm tăng độ nhiễm bẩn của lá, do đó nên pha loãng rồi mới phun lên lá cây. Bất kể lau hay phun bia, khoảng 3 tiếng sau, đều phải dùng nước sạch rửa lại, đề phòng làm tắc nghẽn lỗ khí trên lá.

Nhanh tay thử ngay nào!

Theo phunugiadinh

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo GD&TĐ