Showing posts with label tiem-filler. Show all posts
Showing posts with label tiem-filler. Show all posts

Thursday, April 26, 2018

Báo Khám Phá: Làm đẹp bằng phương pháp tiêm filler- Cẩn thận 'tiền mất, tật mang' khi ham giá rẻ

Tìm kiếm bài viết Khám Phá: Tiêm filler, Nâng sống mũi, Phẫu thuật thẩm mỹ
Việc tiêm filler kém chất lượng hay do các cơ sở thẩm mỹ không an toàn thực hiện đã gây ra nhiều rủi ro cho những người muốn làm đẹp bằng phương pháp này.

Tiêm filler để làm đẹp được xếp vào một trong những ngành nghề có điều kiện, phải được thực hiện tại phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ có thẩm định và được cấp phép. Người thực hiện kỹ thuật tiêm filler phải có chứng chỉ hành nghề đúng chuyên môn. Chất filler khi sử dụng cho khách hàng phải là sản phẩm được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế và có nhà nhập khẩu chứng minh nguồn gốc rõ ràng.

Tuy nhiên, do tiêm filler là thủ thuật đơn giản nên nhiều cơ sở không giấy phép cũng thực hiện bởi những người tay nghề kém. Bên cạnh đó còn có filler kém chất lượng, thậm chí là silicon giả filler. Tình trạng này tồn tại ở rất nhiều cơ sở không uy tín nhưng vẫn được nhiều chị em lựa chọn vì giá rẻ.

Dưới đây là những tác dụng phụ mà khi tiêm filler không an toàn sẽ gây ra:

1. Nhiễm trùng

Trong quá trình tiêm filler, nếu được thực hiện đúng thủ tục thì rất an toàn. Tuy nhiên, sẽ có những biến chứng xảy ra nếu tay nghề bác sĩ kém, đó là tình trạng nhiễm trùng.

Một ca suýt hỏng mũi vì nhiễm trùng khi ham tiêm filler giá rẻ

Nhiễm trùng sẽ làm chỗ tiêm tấy đỏ, có thể hơi sưng, gây mất thẩm mỹ. Nhiễm trùng thường giải quyết bằng điều trị kháng sinh, nếu được chỉ định.

2. Hoại tử mô do tắc mạnh máu

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là hoại tử mô gây ra do tắc mạch máu nhỏ cho vùng do chất làm đầy. Điều này rất hiếm, vì khi nó xảy ra thường để lại cho bệnh nhân với sẹo vĩnh viễn/ biến dạng.

Biến chứng nặng do tiêm filler để nâng mũi: bệnh nhân bị viêm nặng, mưng mủ, hoại tử gần như toàn bộ sống mũi sau 10 ngày làm đẹp tại một spa ở Hà Nội.

Từ đó mới thấy, tay nghề bác sĩ vô cùng quan trọng. Tiêm đơn thuần thì một y sĩ vẫn làm được, nhưng tiêm thẩm mỹ đã là một vấn đề rất khác. Nếu không am hiểu về mạch máu, việc tiêm sai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

3. Dị ứng với thuốc tiêm

Thông thường, việc này chỉ xảy ra khi bạn đến nhầm trung tâm thẩm mỹ thiếu uy tín. Vì chỉ những nơi này, nguồn gốc filler không rõ ràng, pha trộn tạp nham gây ra nhiều hậu quả. Đừng quá ham rẻ mà tìm đến những nơi tiêm filler không an toàn. Bởi thứ bạn tiêm là tiêm lên mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc của bạn.

Một cô gái tên V.T.H sống tại Hà Nội đã bất ngờ lên trang cá nhân tố cáo việc một chủ spa lớn ở Hà Nội sử dụng filler giả, chứa silicon lỏng hoặc filler kém chất lượng để tiêm cho khách hàng khiến cô này biến dạng sống mũi, môi sưng phồng, lệch khuôn mặt...

4. Vết tiêm không thẩm mỹ

Chất làm đầy được sử dụng để tạo hình thẩm mỹ. Thế nhưng đôi khi chính nó lại làm khuôn mặt của bạn trở nên kém duyên. Việc tiêm theo sở thích của bác sĩ mà không dựa trên nét đẹp sẵn có của khách hàng thường mang đến những kết quả không hoàn hảo. Mũi quá cao, cằm quá nhọn,… Đây không phải là phản ứng phụ của filler, mà là hệ quả do bác sĩ tiêm không có con mắt thẩm mỹ.

Hot girl Quỳnh Anh dù đã rất xinh đẹp nhưng vẫn muốn sở hữu một khuôn mặt hoàn thiện hơn. Cô đã tới một cơ sở thẩm mỹ và phải chịu hậu quả khá nặng nề khi gương mặt cô đang dần biến dạng, mũi của Quỳnh Anh gần như đã lệch hẳn sang một bên.

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của chị em phụ nữ, nhưng làm thế nào để đẹp an toàn, đảm bảo sức khỏe cho bản thân là điều mà chị em nên hết sức lưu ý. Những người có nhu cầu tiêm filler để làm đẹp nên chọn các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ để thực hiện, không nên nôn nóng tân trang nhan sắc khi chưa tìm hiểu kỹ càng, dễ đẩy mình vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Bước sang năm 2018-thời đại lên ngôi của phẫu thuật thẩm mỹ, chị em hãy cùng chuẩn bị cho mình những kiến thức tường tận và chuyên sâu về các phương pháp làm đẹp tiên tiến nhất được cập nhập liên tục tại Eva.vn.

Đến với tuyến bài về phương pháp tiêm filler lần này, mọi bài viết liên quan đều là những kim chỉ nam giúp bạn đọc nắm trong tay cái nhìn rõ nét hơn về mặt lợi-hại của chuyện "dao kéo". Hy vọng sau tuyến bài, các Eva sẽ tự tin hơn với việc làm đẹp trong bối cảnh hiện đại.

Merc

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Khám Phá

Wednesday, April 25, 2018

Báo Khám Phá: [video] Nhẹ nhàng, không đau, không chảy máu, bảo sao người người nhà nhà dẫn nhau đi tiêm filler!

Tìm kiếm bài viết Khám Phá: Frank Joshep, Tiêm filler, Sát trùng
Đây là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn do tuyệt đối an toàn, đẹp tự nhiên, không chảy máu, không đau đớn, không biến chứng… khiến chị em 'sốt xình xịch'.

Cận cảnh một ca tiêm filler trẻ hóa nếp nhăn.

Từ trước đến nay, đa số người Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đều có cấu trúc mũi cong, cằm ngắn, hàm bạnh khiến mặt luôn to bè, gây ra những điểm trừ về mặt thẩm mỹ. Vì vậy, tái định hình dáng cằm để thành dáng V-line vì thế ngày càng ngày càng trở thành một nhu cầu bức thiết.

Việc sử dụng filler (chất làm đầy hóa học) được xem là phương pháp tiên tiến, hiện đại và hiệu quả nhất trong việc tạo khuôn cằm V-line, nâng mũi mà không cần phẫu thuật. Khác với các loại hình phẫu thuật cắt gọt xương hàm hay độn sụn mũi gây đau đớn và thời gian hồi phục lâu, tiêm filler là phương pháp nhanh chóng và ít biến chứng.

1. Quá trình thực hiện tiêm filler

Trước khi tiêm filler, bạn sẽ trải qua những xét nghiệm cần thiết để thử độ thích ứng và xác định thể trạng sức khỏe. Nếu đáp ứng được các yêu cầu về sức khỏe, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng vô trùng, tiến hành tiêm filler.

Bước 1: Xác định vùng cần tiêm

2

Bác sĩ đánh dấu để xác định chính xác vùng cần tiêm và vị trí tiêm trên mặt.

Bước 2: Sát trùng vùng tiêm

3

Bước 3: Sử dụng kim mồi để kiểm tra đảm bảo vị trí tiêm không trúng mạch máu

31

Bước 4: Tiêm filler

31

Filler sẽ được tiêm một cách từ từ để làm đầy các mô rỗng. Bác sỹ vừa tiêm sẽ vừa thực hiện thao tác nắn chỉnh và cân bằng vị trí tiêm filler đúng với yêu cầu nhất. Vùng da quanh cằm cũng sẽ được nuôi dưỡng bởi các chuỗi peptide có trong chất filler và sẽ trở nên hồng hào, mịn màng hơn.

Toàn bộ quá trình tiêm sẽ kéo dài trong khoảng từ 15-30 phút. Hiệu quả thẩm mỹ sẽ xuất hiện ngay từ 30-60 phút sau khi tiêm filler.

2. Sau khi tiêm filler cần kiêng cữ như thế nào?

Sau khi tiêm xong, khách hàng nên nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng ít nhất một tuần. Đồng thời cũng nên hạn chế trang điểm hay tác động mạnh vào vùng tiêm để tránh ảnh hưởng đến filler, làm ảnh hưởng đến hình dáng và kết quả thẩm mỹ. Bệnh nhân cũng nên kiêng ăn các đồ ăn cứng, chỉ nên ăn đồ lỏng, mềm, dễ tiêu và tránh đồ uống có cồn hoặc caffein.

3. Tiêm filler có cần kén chọn tay nghề bác sĩ?

Theo các chuyên gia thẩm mỹ, chất làm đầy filler chỉ thực sự hiệu quả khi được sử dụng với liều lượng hợp lý, độ sâu và vị trí tiêm chính xác. Trong khi đó, ngay cả ở những nước tiên tiến nhất, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác liều lượng thực tế đối với từng loại da mặt. Thêm vào đó, ở mỗi cơ địa khác nhau lại đòi hỏi việc xác định vị trí tiêm khá phức tạp và tay nghề của bác sĩ thẩm mỹ phải rất cao.

TS.BS. Frank Joshep, Khoa Thẩm mỹ chỉnh hình thuộc Bệnh viện John Hopkins, Mỹ, cho biết: “Mỗi vùng da trên mặt có đặc điểm khác nhau, filler chỉ hiệu quả khi được tiêm bởi những bác sĩ nắm vững cấu trúc cơ mặt”. Việc tiêm chất làm đầy filler đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn sâu về giải phẫu vùng mặt và kỹ thuật tiêm, thao tác tiêm rất cẩn thận và nhẹ nhàng.

4. Đối tượng phù hợp nhất với phương pháp tiêm filler

- Những người không có quá nhiều khuyết điểm trên gương mặt, chỉ có cằm ngắn hoặc mặt quá tròn, vùng cằm không có tạo hình rõ ràng.

- Những người tăng cân quá nhanh khiến khuôn mặt bị mất nét, biến dạng.

- Những người bận rộn, không muốn phẫu thuật vì chờ đợi lâu, thời gian hồi phục kéo dài.

- Những người không đủ sức khỏe để làm phẫu thuật gọt cằm.

- Những người thích đi theo xu hướng nên chỉ làm cằm, nâng mũi tạm thời chứ không vĩnh viễn.

Bước sang năm 2018-thời đại lên ngôi của phẫu thuật thẩm mỹ, chị em hãy cùng chuẩn bị cho mình những kiến thức tường tận và chuyên sâu về các phương pháp làm đẹp tiên tiến nhất được cập nhập liên tục tại Eva.vn.

Đến với tuyến bài về phương pháp tiêm filler lần này, mọi bài viết liên quan đều là những kim chỉ nam giúp bạn đọc nắm trong tay cái nhìn rõ nét hơn về mặt lợi-hại của chuyện "dao kéo". Hy vọng sau tuyến bài, các Eva sẽ tự tin hơn với việc làm đẹp trong bối cảnh hiện đại.

Merc

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Khám Phá

Tuesday, April 24, 2018

Báo Khám Phá: Chị em phát sốt vì mũi cao, cằm V-line mà không cần dao kéo, không gây đau đớn!

Tìm kiếm bài viết Khám Phá: Tiêm filler, Acid Hyaluronic, Restylane
Không muốn 'can thiệp dao kéo', hiện nay nhiều người lựa chọn cách tiêm filler để làm đẹp. Vậy tiêm filler là gì? Tiêm filler có làm ảnh hưởng đến sức khỏe không? Tất cả đều được giải đáp trong bài viết này.

Tiêm filler là gì?

Khi chúng ta già đi, liên kết collagen và elastin ở lớp hạ bì trở nên lỏng lẻo, lượng collagen sản sinh ít hơn, kiến da bị trùng nhão, thiếu săn chắc, chất làm đầy (dermal fillers) đúng như tên gọi của mình, có thể lấp đầy các nếp nhăn, và thay thế phần volume mất đi của da do tuổi tác. Filler là một chất làm đầy có cấu tạo từ axit hyaluronic – chất tương tự như các thành phần trong cơ thể người.

Tiêm filler là biện pháp thẩm mỹ không xâm lấn để cải thiện hình dạng khuôn mặt như nâng má, độn thêm cằm, chỉnh sửa một số khiếm khuyết nhỏ ở mũi, loại bỏ hố mắt sâu hay giúp đôi môi mỏng thêm căng mọng.

Tiêm filler có hiệu quả như thế nào?

Với cấu trúc là gel mềm mại nhưng cố định, khi được tiêm vào vùng nào, filler sẽ phát huy tác dụng ngay vùng đó, không tràn ra xung quanh.

Với mục đích tiêm filler nâng mũi, độn cằm, khi filler được đưa vào vị trí đã đánh dấu, chúng sẽ ngay lập tức đổ đầy, lèn chặt vào những khoang rỗng, đẩy mô da lên cao mà không đụng chạm đến cấu trúc xương.

Đừng coi chất làm đầy nào cũng giống nhau!

Có những loại filler nào? Bạn thắc mắc có cần biết phần này không? Câu trả lời là rất cần. Vì đây sẽ là thứ được tiêm vào người chúng ta, phải đảm bảo nguồn gốc và hiểu rõ về thành phần.

- Chất làm đầy vĩnh viễn: chính là silicone dạng lỏng có tác dụng vĩnh viễn và thường dễ dể lại di chứng trên cơ thể con người).

- Chất làm đầy không vĩnh viễn: có tuổi thọ kéo dài từ 4 -18 tháng.

+ Collagen dạng tiêm: Filler dạng collagen được đóng ống và đã qua xử lý để có thể tiêm vào da. Tuy nhiên luôn phải test da trước khi chích từ vài ngày đến một tháng vì có độ kích ứng da cao.

+ Acid hyaluronic: Là những hạt ngậm nước, có cấu trúc tương tự như 1 loại acid hyaluronic có trong cơ thể người. Do đó, được đánh giá là nhóm filler an toàn và hiệu quả nhất hiện nay: không gây kích ứng, không cần phải test da, và có thể phân giải nhanh chóng ra ngoài cơ thể. Tại Việt Nam, nhóm chất làm đầy này có tên là Restylane, Perlane, Teoxane, Prevelle…

+ Radiesse, Scultra: Đây là nhóm Filler rất nổi tiếng trên thế giới, tác dụng kéo dài khoảng 18 tháng.

- Chất làm đầy bán vĩnh viễn: là loại chất được kết hợp giữa Hyaluronic hoặc collagen với loại chất làm đầy vĩnh viễn. Chất làm đầy bán vĩnh viễn được sử dụng để làm đầy các nếp nhăn sâu trên khuôn mặt và có thể được sử dụng để khôi phục làn da trên diện rộng. Chất làm đầy bán vĩnh viễn thường là dạng gel lỏng, bao gồm các hạt Microsphere, sau khi được tiêm vào da, tác dụng của nó thường là 12 – 18 tháng trong khi chất làm đầy vĩnh viễn lại có tác dụng khoảng 5 năm hoặc hơn.

Có phải ai cũng được tiêm filler?

Không phải ai cũng nên tiêm filler đâu nhé, cần phải được tư vấn của bác sĩ đã được đào tạo, có kinh nghiệm, đồng thời kết hợp với các đặc tính và khuynh hướng thẩm mỹ như những khiếm khuyết về gương mặt muốn có nét đẹp tự nhiên, cằm thon gọn hay trên mặt xuất hiện các nếp nhăn dần hình thành trên: trán, khóe mắt, bọng mắt…

Để được tiêm filler thành công, lớp da bao bọc bên ngoài cũng phải đủ độ đàn hồi để chịu được lực căng của filler. Như vậy, tính chất cơ địa cũng là một yếu tố quyết định xem bạn có được tiêm hay không.

Lượng filler cần dùng cho một ca điều trị là bao nhiêu?

Tùy vào cấu trúc vùng điều trị, cơ địa, chỉ định của bác sĩ và mong muốn điều trị của bản thân mà cần dùng số lượng filler bao nhiêu:

- Mũi: 1ml

- Cằm: 1-2ml

- Môi: 1ml

- Lõm thái dương: 3-5ml

- Làm đầy má hóp: 4-6ml

- Xóa rãnh mũi, má: 2-4ml

- Trẻ hóa bàn tay: 4-8ml

Filler có tuổi thọ bao lâu?

Những loại filler thông thường trên thị trường có thời gian tồn tại chỉ khoảng 6-9 tháng và tiêu biến nhanh chóng do tác dụng ức chế hyaluronidase nội sinh. Sau thời gian này, vùng tiêm filler sẽ trở lại trạng thái ban đầu, bạn cần phải tiếp tục tiêm filler nếu tiếp tục muốn làm đẹp.

Tiêm filler có đau không?

Trên thực tế, hiện nay trong các sản phẩm filler cũng có sẵn hoạt chất lidocain gây tê cục bộ để giảm bớt cảm giác đau và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp chịu đau kém thì trước khi tiến hành tiêm filler, bệnh nhân sẽ được bôi kem tê cẩn thận quanh vùng cần điều trị để giảm bớt cảm giác đau và khó chịu.

Tiêm filler có để lại sẹo?

Sau khi điều trị, tại vị trí mũi tiêm filler đi vào có thể xuất hiện một vết chấm nhỏ ở người có cơ địa kém. Vết chấm này sẽ mờ dần và biến mất sau vài ngày nhờ dùng thuốc, mỹ phẩm theo chỉ định của bác sĩ.

Tiêm filler có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Tiêm filler sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn lựa chọn thực hiện tại một địa chỉ tin cậy với chất làm đầy được nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín. Bởi, chất làm đầy như Restylane, Juverderm, Apriline có chứa khoảng 98% là nước muối sinh lý, có cấu trúc tương tự như hyaluronic acid tự nhiên trong cơ thể người nên có mức độ tương thích khá cao, không gây phản ứng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài. Ban đầu các chất này tồn tại ở dạng gel nhưng khi đưa vào cơ thể ngay lập tức sẽ tạo thành một khối mô dày giúp tạo hình các đường nét trên gương mặt mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bước sang năm 2018-thời đại lên ngôi của phẫu thuật thẩm mỹ, chị em hãy cùng chuẩn bị cho mình những kiến thức tường tận và chuyên sâu về các phương pháp làm đẹp tiên tiến nhất được cập nhập liên tục tại Eva.vn.

Đến với tuyến bài về phương pháp tiêm filler lần này, mọi bài viết liên quan đều là những kim chỉ nam giúp bạn đọc nắm trong tay cái nhìn rõ nét hơn về mặt lợi-hại của chuyện "dao kéo". Hy vọng sau tuyến bài, các Eva sẽ tự tin hơn với việc làm đẹp trong bối cảnh hiện đại.

Merc

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Khám Phá