Showing posts with label ha-tho. Show all posts
Showing posts with label ha-tho. Show all posts

Friday, April 27, 2018

Báo Khỏe Plus: Mách mẹ cách làm gối lá đinh lăng trị mồ hôi trộm cho trẻ

Tìm kiếm bài viết Khỏe Plus: Hạ thổ, Côtông, Làm hỏng
Mồ hôi trộm là hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Để trị chứng mồ hôi trộm có rất nhiều phương pháp dân gian hiệu quả, trong đó phải kể đến phương pháp sử dụng gối lá đinh lăng.

Mồ hôi trộm khi ngủ sẽ khiến bé khó ngủ, luôn cảm thấy khó chịu, dần già những giấc ngủ của bé bị giảm chất lượng và nó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Để điều trị chứng mồ hôi trộm của trẻ, ông bà từ xưa đã có những bài thuốc dân gian đơn giản, nhưng vô cùng hiệu quả. Trong đó, phương pháp sử dụng gối từ lá đinh lăng rất hữu hiệu. Các mẹ hãy thử điều trị chứng mồ hôi trộm cho trẻ với phương pháp này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

- Lá đinh lăng tươi.

Mẹ lưu ý sử dụng lá cây đinh lăng có tuổi thọ từ 3 – 5 tuổi để có mùi thơm đạt tiêu chuẩn. Khi hái lá lưu ý tuốt phần thân lá, chỉ để lại phần lá xanh mềm để bé không bị đau đầu.

- Vỏ gối cotton (mẹ tự làm hoặc mua ngoài tiệm) để thấm hút mồ hôi.

- Kim, chỉ, bông gòn…

Các bước tiến hành

Bước 1: Phơi khô lá đinh lăng

Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh. Để lá đinh lăng phơi khô đạt chất lượng, mẹ cần lưu ý:

- Rửa sạch lá trước khi phơi. Không dùng tay vò nát để lá sau khi phơi khô không gãy vụn, giòn rụm.

- Phơi khô lá trong bóng râm, không nên phơi trực tiếp dưới trời nắng để giữ được hương thơm tự nhiên của lá đinh lăng. Thời gian phơi từ 2 – 3 ngày.

- Trong quá trình phơi, mẹ đừng quên tản đều để khô toàn bộ, tránh ẩm mốc làm hỏng lá.

Bước 2: Rang khô

Sau 2 – 3 ngày, khi thấy lá đinh lăng có độ khô vừa phải mẹ đem vào sấy hoặc sao vàng trên bếp. Tiếp đến, hạ thổ để lá hút hết độ ẩm cần thiết. Công đoạn rang vàng hạ thổ sẽ tạo mùi hương đặc trưng cho gối đinh lăng.

Bước 3: Làm vỏ gối

Trộn lá đinh lăng và bông gòn polyester (loại bông chuyên sử dụng làm gối) theo tỷ lệ 1:1. Tỷ lệ hài hòa sẽ giúp gối có mùi hương dễ chịu. Tiếp theo, nhét ruột gối đã trộn vào bao gối cotton đã chuẩn bị. Kích thước gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh phù hợp vào khoảng 25cm x 35cm.

Gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh có thể sử dụng từ 8 tháng đến 1 năm. Trong thời gian sử dụng, mẹ nên đem gối ra phơi dưới bóng râm để thông thoáng. Đồng thời kết hợp giặt áo gối thường xuyên để sạch vi khuẩn, ngăn ngừa nấm mốc.

Theo Thủy Hằng t/h/Khoevadep

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo Khỏe Plus

Wednesday, April 18, 2018

Báo PNSK: Cách làm gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh chữa mồ hôi trộm

Tìm kiếm bài viết PNSK: Hạ thổ, Hồng Ngân, Côtông
Mồ hôi trộm đổ ra nhiều ở vùng đầu và sau gáy có thể khiến trẻ sơ sinh khó chịu, ngủ không yên giấc. Mẹ hãy sử dụng lá của cây đinh lăng từ 3 - 5 tuổi làm gối cho bé để thấm hút mồ hôi, tạo cảm giác dễ chịu.

Đinh lăng là cây thuốc quý lâu đời trong dân gian. Hầu hết các bộ phận của đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều được dùng làm thuốc. Loại cây này có tác dụng chữa ho, đau đầu, trị mụn ở người lớn và đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh.

Đinh lăng là loại cây thuốc quý ở nước ta - Ảnh minh họa: Internet

Để chữa chứng mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh, nhiều bà mẹ thường may cho bé những chiếc gối lá đinh lăng. Mùi thơm dịu của lá đinh lăng sẽ tạo cảm giác dễ chịu. Sự kết hợp giữa bông làm gối và lá đinh lăng theo tỷ lệ nhất định sẽ hút lượng mồ hôi trộm đổ ra trên vùng đầu và gáy, giúp bé ngủ ngon giấc và không có cảm giác khó chịu.

Cách làm gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinhChuẩn bị:

- Lá đinh lăng tươi.

Mẹ lưu ý sử dụng lá cây đinh lăng có tuổi thọ từ 3 – 5 tuổi để có mùi thơm đạt tiêu chuẩn. Khi hái lá lưu ý tuốt phần thân lá, chỉ để lại phần lá xanh mềm để bé không bị đau đầu.

- Vỏ gối cotton (mẹ tự làm hoặc mua ngoài tiệm) để thấm hút mồ hôi.

- Kim, chỉ, bông gòn…

Thực hiện:Bước 1: Phơi lá đinh lăng

Đây là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh. Để lá đinh lăng phơi khô đạt chất lượng, mẹ cần lưu ý:

Phơi lá đinh lăng là công đoạn quan trọng nhất khi làm gối - Ảnh minh họa: Internet

- Rửa sạch lá trước khi phơi. Không dùng tay vò nát để lá sau khi phơi khô không gãy vụn, giòn rụm.

- Phơi khô lá trong bóng râm, không nên phơi trực tiếp dưới trời nắng để giữ được hương thơm tự nhiên của lá đinh lăng. Thời gian phơi từ 2 – 3 ngày.

- Trong quá trình phơi, mẹ đừng quên tản đều để khô toàn bộ, tránh ẩm mốc làm hỏng lá.

Bước 2: Rang vàng hạ thổ

Lá đinh lăng sau khi phơi đem rang vàng, hạ thổ - Ảnh minh họa: Internet

Sau 2 – 3 ngày, khi thấy lá đinh lăng có độ khô vừa phải mẹ đem vào sấy hoặc sao vàng trên bếp. Tiếp đến, hạ thổ để lá hút hết độ ẩm cần thiết. Công đoạn rang vàng hạ thổ sẽ tạo mùi hương đặc trưng cho gối đinh lăng.

Bước 3: Làm vỏ gối lá đinh lăng

Trộn lá đinh lăng và bông gòn polyester (loại bông chuyên sử dụng làm gối) theo tỷ lệ 1:1. Tỷ lệ hài hòa sẽ giúp gối có mùi hương dễ chịu. Tiếp theo, nhét ruột gối đã trộn vào bao gối cotton đã chuẩn bị. Kích thước gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh phù hợp vào khoảng 25cm x 35cm.

Gối lá đinh lăng có hương thơm dễ chịu, dễ hút mồ hôi - Ảnh minh họa: Internet

Gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh có thể sử dụng từ 8 tháng đến 1 năm. Trong thời gian sử dụng, mẹ nên đem gối ra phơi dưới bóng râm để thông thoáng. Đồng thời kết hợp giặt áo gối thường xuyên để sạch vi khuẩn, ngăn ngừa nấm mốc.

Chúc các mẹ thành công với cách làm gối lá đinh lăng cho trẻ sơ sinh!

Hồng Ngân (T.H)

Tin tức Dinh dưỡng - Làm đẹp được tổng hợp từ báo PNSK