Osechi Ryori thực chất là một "bữa tiệc nhỏ" tập hợp các món làm từ nhiều nguyên liệu được chế biến theo những cách khác nhau, sau đó được trang trí ấn tượng trên đĩa hay khay hộp. Món ăn là một phần quan trọng trong dịp Oshogatsu - lễ mừng năm mới của người Nhật Bản. Osechi thường được hấp với nhiều đường hoặc một chút dấm để bảo quản lâu. Mỗi nguyên liệu trong Osechi tượng trưng cho một mong ước trong năm mới. Đĩa sử dụng để bày món ăn không phải là loại đĩa sứ thông thường mà theo truyền thống được làm từ gỗ khảm trai, được gọi là jubako. Dưới đây là những nguyên liệu làm nên món osechi:
Osechi - Linh hồn ẩm thực ngày tết Nhật Bản
Các nguyên liệu của Osechi đều để chỉ đến những ước muốn cho năm mới như rễ cây ngưu bàng là mong trường thọ, trứng cá trích với ý nghĩa sinh sôi nảy nở hay khoai lang vàng mang đến sự sung túc.
Osechi Ryori thực chất là một "bữa tiệc nhỏ" tập hợp các món làm từ nhiều nguyên liệu được chế biến theo những cách khác nhau, sau đó được trang trí ấn tượng trên đĩa hay khay hộp. Món ăn là một phần quan trọng trong dịp Oshogatsu - lễ mừng năm mới của người Nhật Bản. Osechi thường được hấp với nhiều đường hoặc một chút dấm để bảo quản lâu. Mỗi nguyên liệu trong Osechi tượng trưng cho một mong ước trong năm mới. Đĩa sử dụng để bày món ăn không phải là loại đĩa sứ thông thường mà theo truyền thống được làm từ gỗ khảm trai, được gọi là jubako. Dưới đây là những nguyên liệu làm nên món osechi:
Một phần Osechi Ryori bao gồm những nguyên liệu và cách chế biến cầu kì, phức tạp. Ảnh: norecipes Gobu Kobumaki: Rễ cây ngưu bàng cuộn rong biển và kanpyo – một loại bí đỏ, sau đó được hấp cách thủy trong nước dùng dashi làm từ rong biển và cá bào. Ngưu bàng có rễ dài, thể hiện mong ước cho cuộc sống trường thọ của người dân Nhật Bản. Renkon no Nitsuke: Củ sen được thái ngang, sau đó rán và hấp trong nước tương ngọt. Người Nhật tin rằng củ sen có nhiều lỗ tượng trưng cho cái nhìn đa chiều, thấu suốt trong năm mới. Kikuba Kabu: Củ cải tím non được thái hình hoa cúc đại đóa trước khi được ngâm với dấm, muối và đường, thêm một chút hạt tiêu vào bên trong. Những bông hoa cúc đại đóa là biểu tượng của hoàng gia và được sử dụng trong những dịp lễ quan trọng. Pirikara Konnyaku: Thạch trái cây, được hấp trong nước tương cay ngọt. Nimono: Khoai môn, măng và cà rốt được tạo hình như hoa mận, cùng với nấm shiitake được hấp cách thủy trong nước dùng dashi.
Gobu Kobumaki cũng tượng trưng cho niềm hạnh phúc vì từ "kobu" gần âm với từ "yorokobu" có nghĩa là sự vui vẻ. Ảnh: pipichan Ebi no Shioyaki: Tôm được nướng trên bếp sau khi ngâm trong nước muối và đường. Hình dạng của tôm tương tự như một người già, biểu trưng cho tuổi thọ của người dân Nhật Bản. Kazunoko: Trứng cá trích trộn với nước dùng dashi và nước tương. Những miếng trứng với hàng nghìn trứng cá nhỏ như lời nguyện ước của người dân Nhật cho sự sinh sôi nảy nở. Kuri Kinton: Khoai lang Nhật Bản được nghiền, thêm đường và ăn cùng với hạt dẻ ngọt. Chữ "kinton" trong tiếng Nhật có nghĩa đen là "nhiều vàng", cho nên với màu vàng của khoai lang, món ăn thể hiện niềm tin vào một năm mới sung túc và thành công.
Màu vàng đặc trưng của Kuri Kinton. Ảnh: maff.go Kamaboko: Món bánh cá với hai màu hồng và trắng thường được cắt miếng và xếp tầng với hai màu xen kẽ nhau. Món ăn tượng trưng cho mặt trời mọc tại Nhật Bản. Kuromame: Đậu đen lớn được hấp với đường và nước tương. Không chỉ là món ăn nhiều dinh dưỡng, đậu đen còn tượng trưng cho sức khỏe dồi dào, vì trong tiếng nhật, từ "mame" (đậu đen) đồng nghĩa với một từ khác là "sức khỏe tốt".
Đậu đen là món ăn tốt cho sức khỏe theo quan niệm dân gian của người Nhật Bản. Ảnh: jref Ikura: Trứng cá hồi với sắc đỏ tươi, biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Tazukuri: Cá mòi được nướng trên than với nước tương và hạt vừng. Món ăn tượng trưng về mùa màng bội thu cho người nông dân. Kohaku Namasu: Củ cái trắng và củ cải đỏ ngâm dấm. Ozoni: Món súp đi kèm với Osechi, bao gồm bánh gạo (mocha) được nấu trong nước dùng với các loại rau củ.
Onozi là món súp không thể thiếu cho dịp năm mới của người Nhật. Ảnh: norecipes Minh Đức
Osechi Ryori thực chất là một "bữa tiệc nhỏ" tập hợp các món làm từ nhiều nguyên liệu được chế biến theo những cách khác nhau, sau đó được trang trí ấn tượng trên đĩa hay khay hộp. Món ăn là một phần quan trọng trong dịp Oshogatsu - lễ mừng năm mới của người Nhật Bản. Osechi thường được hấp với nhiều đường hoặc một chút dấm để bảo quản lâu. Mỗi nguyên liệu trong Osechi tượng trưng cho một mong ước trong năm mới. Đĩa sử dụng để bày món ăn không phải là loại đĩa sứ thông thường mà theo truyền thống được làm từ gỗ khảm trai, được gọi là jubako. Dưới đây là những nguyên liệu làm nên món osechi:
0 comments:
Post a Comment