Rau cải rất nhiều sâu bệnh, do đó người trồng thường xuyên phun thuốc trừ sâu. Thạc sĩ Nguyễn Xuân Điệp, Bộ môn Rau và gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả gợi ý một số loại rau củ có nhiều nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và các loại ít nguy cơ hơn. Theo anh Điệp, cách an toàn nhất là nên ăn rau củ đúng mùa nào thức nấy, không nên ăn trái vụ bởi nhiều khả năng các loại này bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật cao (như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích, thuốc phòng nấm...). Click vào hình chi tiết để biết vì sao rau có nguy cơ nhiễm nhiều hay ít thuốc bảo vệ thực vật, và thời điểm đúng vụ của từng loại.
Rau củ nhiều nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Rau củ ít nguy cơ nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Họ đậu đỗ (Đậu đũa, đậu côve)
Cà rốt, củ cải Dưa chuột | Bí xanh, bầu, mướp Cà pháo | Su hào Rau cải (Cải canh, cải ngọt, cải thìa...) Măng tây Súp lơ Bắp cải Cà chua Tuệ Minh
Thực khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn mang hương vị của Hà Nội xưa, do các đầu bếp chuyên nghiệp chế biến. Nổi tiếng với những khu nhà ở có đầy đủ dịch vụ tiện ích hiện đại trong môi trường xanh đẹp và nhân văn… khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng còn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của mọi vùng miền đất nước và quốc tế. Tại đây, bạn có thể thưởng thức các món ăn từ bình dân đến cao cấp, từ Braxin xa xôi, Italy tinh tế tới Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… Riêng ẩm thực Việt Nam, nơi đây cũng tề tựu đủ ba miền Bắc - Trung - Nam. Nằm trên con đường Nguyễn Lương Bằng, quận 7, nhà hàng Tràng An (khu Greenview) sẽ mang đến cho thực khách cơ hội thưởng thức các món ăn cổ truyền Hà Nội, hương vị Bắc trong không gian nội thất Hà Nội xưa. Những ai chưa từng sống ở thủ đô thì đây là một khám phá, còn với những ai một thời gắn bó với thủ đô thì đúng là một cuộc trở về. Đến với nhà hàng Tràng An, thực khách như lạc vào một không gian Hà Nội xưa, sang trọng nhưng thật gần gũi và thân thương, mang đến cho thực khách cảm giác như trở về mái nhà xưa. Cầm trên tay cuốn thực đơn, thực khách sẽ không khỏi háo hức, pha chút bâng khuâng khi lướt qua những món ăn truyền thống của đồng bằng Bắc bộ, thấm đẫm hồn cốt Hà Nội. Tại nhà hàng, thực khách sẽ được thưởng thức những món thường ngày như canh cua rau đay, cá chép om dưa, ốc nấu chuối đậu, giò heo nấu giả cầy, cá kho riềng nhừ xương, nộm đu đủ bò khô, nem cua bể, gà luộc rắc lá chanh.… Bên cạnh đó, nhà hàng còn có các món cỗ bốn bát bốn đĩa, bốn bát sáu đĩa như măng hầm chân giò, bóng nấu, bóng xào, mọc... với hương vị thuần Bắc từ ngàn xưa. Nơi đây còn khôi phục lại các món tưởng đã thất truyền như xôi cá rô, vịt hầm cốm nấm hạt sen, cá kho trà... Để tráng miệng, ngoài hoa quả, nhà hàng còn có chè hạt sen long nhãn, chè đậu đen, chè bà cốt, nước sấu, nước vối... Bạn có thể đặt cỗ kiểu Hà Nội xưa với bốn bát bốn đĩa hoặc bốn bát sáu đĩa tùy theo cổ giỗ, cổ cưới, cổ Tết hay cỗ khao. Ngoài ra, nhà hàng còn rất nhiều món truyền thống do các đầu bếp chuyên nghiệp chế biến để mang lại sự hài lòng cho thực khách. Trong khi chờ món ăn đưa lên, thực khách có thể nhìn quanh và cảm thấy bao nhiêu kỷ niệm tràn về. Góc này là bộ salon trúc với hoành phi câu đối sơn son thếp vàng, góc kia là bộ sập gụ tủ chè khảm trai quen thuộc, trên tường là những bức tranh gỗ. Phía xa ở góc kia là từng bức ảnh đen trắng đường phố Hà Nội 36 phố phường từ thời Đông Dương thuộc địa như tòa nhà Phủ Toàn quyền, Nhà hát Lớn, chợ Đồng Xuân, Hồ Gươm, có cả chợ quê và những chiếc xe tay lăn trên phố cổ… Tất cả đồ gỗ trong nhà đều được chọn lọc kỹ càng với sắc màu nâu cổ kính. Nền nhà cho tới cầu thang được lát đá hoa theo đúng mẫu xưa. Tường vàng đậm, các họa tiết xưa... sẽ hiện lên trong mắt thực khách một không gian phố cổ Hà Nội của hàng trăm năm trước. Nhà hàng Tràng An (khu Greenview, đường Nguyễn Lương Bằng, quận 7, TP HCM. Điện thoại 08.5417.3678. Website. Món ăn đã đưa lên bàn, bát bóng nấu ngát mùi nấm hương, đĩa cá chép om dưa nồng nàn, những chiếc nem cua bể vàng rộm, món nộm su hào xanh mát… kích thích khẩu vị từng thực khách. Sẽ chẳng còn gì thú vị hơn khi hòa cùng những món ăn ngon là thoáng nghe trong không gian từng giai điệu thú vị về Hồ Gươm, về năm cửa ô, mùa thu và sông Hồng cuộn sóng... Một thực khách lớn tuổi bộc bạch: "Giữa Sài Gòn, tôi vẫn muốn tìm một nơi để thưởng thức những món ăn mang phong cách và hương vị của Hà Nội mà khó quá. Nay Tràng An không chỉ món ăn ngon, giá cả phải chăng mà còn như được trở về Hà Nội thời niên thiếu của tôi. Nhà hàng này đã đem cho chúng tôi một món quà mang nhiều ý nghĩa". Thư Kỳ
Liên hoan ẩm thực quốc tế Hội An 2016 sẽ diễn ra từ 14 đến 20/3 tại vườn tượng An Hội và khu phố cổ Hội An với sự tham gia của 13 đầu bếp nổi tiếng thế giới. Điều đặc biệt của liên hoan là chương trình "Thưởng thức ẩm thực với các đầu bếp quốc tế - Tasting tour with world chefs". Khi tham gia, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn do 13 đầu bếp khách mời chế biến. Họ cũng sẽ kết hợp với các đầu bếp tại 13 nhà hàng lớn ở Hội An để cùng chế biến các món ăn độc đáo. Trong thời gian diễn ra sự kiện, không gian các nhà hàng sẽ được trang trí lại toàn bộ để phù hợp với văn hóa của đất nước mà đầu bếp quốc tế phụ trách nhằm giúp thực khách thưởng thức các món ăn một cách trọn vẹn. Cao lầu được công nhận là "Món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á". Ảnh: Quế Lan. Ngoài ra, Liên hoan cũng sẽ giới thiệu các món ăn nổi tiếng Hội An như mì Quảng, cao lầu, cơm gà, bánh bao, bánh vạc… và trình diễn chế biến các loại bánh đặc trưng gồm bánh ít, bánh khoai, bánh da lợn... Theo ban tổ chức, liên hoan giúp giới thiệu và phát huy các giá trị ẩm thực địa phương, qua đó quảng bá hình ảnh văn hóa – du lịch, văn hóa - ẩm thực của thành phố Hội An đến du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là cơ hội để đầu bếp, người dân và du khách giao lưu với các chuyên gia ẩm thực quốc tế. Ý tưởng tổ chức Liên hoan ẩm thực quốc tế Hội An xuất phát từ những giải thưởng, công nhận của cộng đồng quốc tế dành cho ẩm thực nơi đây. Năm 2011, Hội An được TripAdvisor vinh danh trong "Top 25 điểm đến có ẩm thực tốt nhất thế giới". Năm 2013, mì Quảng và cao lầu được Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận là "Món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á". Xem thêm: 10 món ngon nên thử tại đô thị cổ Hội An Vy An
Các nguyên liệu của Osechi đều để chỉ đến những ước muốn cho năm mới như rễ cây ngưu bàng là mong trường thọ, trứng cá trích với ý nghĩa sinh sôi nảy nở hay khoai lang vàng mang đến sự sung túc. Osechi Ryori thực chất là một "bữa tiệc nhỏ" tập hợp các món làm từ nhiều nguyên liệu được chế biến theo những cách khác nhau, sau đó được trang trí ấn tượng trên đĩa hay khay hộp. Món ăn là một phần quan trọng trong dịp Oshogatsu - lễ mừng năm mới của người Nhật Bản. Osechi thường được hấp với nhiều đường hoặc một chút dấm để bảo quản lâu. Mỗi nguyên liệu trong Osechi tượng trưng cho một mong ước trong năm mới. Đĩa sử dụng để bày món ăn không phải là loại đĩa sứ thông thường mà theo truyền thống được làm từ gỗ khảm trai, được gọi là jubako. Dưới đây là những nguyên liệu làm nên món osechi: Một phần Osechi Ryori bao gồm những nguyên liệu và cách chế biến cầu kì, phức tạp. Ảnh: norecipes Gobu Kobumaki: Rễ cây ngưu bàng cuộn rong biển và kanpyo – một loại bí đỏ, sau đó được hấp cách thủy trong nước dùng dashi làm từ rong biển và cá bào. Ngưu bàng có rễ dài, thể hiện mong ước cho cuộc sống trường thọ của người dân Nhật Bản. Renkon no Nitsuke: Củ sen được thái ngang, sau đó rán và hấp trong nước tương ngọt. Người Nhật tin rằng củ sen có nhiều lỗ tượng trưng cho cái nhìn đa chiều, thấu suốt trong năm mới. Kikuba Kabu: Củ cải tím non được thái hình hoa cúc đại đóa trước khi được ngâm với dấm, muối và đường, thêm một chút hạt tiêu vào bên trong. Những bông hoa cúc đại đóa là biểu tượng của hoàng gia và được sử dụng trong những dịp lễ quan trọng. Pirikara Konnyaku: T hạch trái cây, được hấp trong nước tương cay ngọt. Nimono: Khoai môn, măng và cà rốt được tạo hình như hoa mận, cùng với nấm shiitake được hấp cách thủy trong nước dùng dashi. Gobu Kobumaki cũng tượng trưng cho niềm hạnh phúc vì từ "kobu" gần âm với từ "yorokobu" có nghĩa là sự vui vẻ. Ảnh: pipichan Ebi no Shioyaki: Tôm được nướng trên bếp sau khi ngâm trong nước muối và đường. Hình dạng của tôm tương tự như một người già, biểu trưng cho tuổi thọ của người dân Nhật Bản. Kazunoko: Trứng cá trích trộn với nước dùng dashi và nước tương. Những miếng trứng với hàng nghìn trứng cá nhỏ như lời nguyện ước của người dân Nhật cho sự sinh sôi nảy nở. Kuri Kinton: Khoai lang Nhật Bản được nghiền, thêm đường và ăn cùng với hạt dẻ ngọt. Chữ "kinton" trong tiếng Nhật có nghĩa đen là "nhiều vàng", cho nên với màu vàng của khoai lang, món ăn thể hiện niềm tin vào một năm mới sung túc và thành công. Màu vàng đặc trưng của Kuri Kinton. Ảnh: maff.go Kamaboko: Món bánh cá với hai màu hồng và trắng thường được cắt miếng và xếp tầng với hai màu xen kẽ nhau. Món ăn tượng trưng cho mặt trời mọc tại Nhật Bản. Kuromame: Đậu đen lớn được hấp với đường và nước tương. Không chỉ là món ăn nhiều dinh dưỡng, đậu đen còn tượng trưng cho sức khỏe dồi dào, vì trong tiếng nhật, từ "mame" (đậu đen) đồng nghĩa với một từ khác là "sức khỏe tốt". Đậu đen là món ăn tốt cho sức khỏe theo quan niệm dân gian của người Nhật Bản. Ảnh: jref Ikura: Trứng cá hồi với sắc đỏ tươi, biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Tazukuri: Cá mòi được nướng trên than với nước tương và hạt vừng. Món ăn tượng trưng về mùa màng bội thu cho người nông dân. Kohaku Namasu: Củ cái trắng và củ cải đỏ ngâm dấm. Ozoni: Món súp đi kèm với Osechi, bao gồm bánh gạo (mocha) được nấu trong nước dùng với các loại rau củ. Onozi là món súp không thể thiếu cho dịp năm mới của người Nhật. Ảnh: norecipes Minh Đức
Hơn 60 vị khách quý đã có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do chính đầu bếp Gary Rhodes – người được nhận 6 sao Michelin, và giám khảo MasterChef Phạm Tuấn Hải cùng nhau chuẩn bị. Tối 17/3 tại TP HCM, hai đầu bếp nổi tiếng trực tiếp vào bếp chuẩn bị buổi tiệc chiêu đãi. Khách mời chủ yếu là giới văn nghệ sĩ cùng những người đạt giải thưởng khi tham gia cuộc thi Great Britain in Vietnam trên mạng facebook nhằm tôn vinh những món ăn truyền thống của nước Anh. Giám khảo MasterChef Phạm Tuấn Hải hào hứng chuẩn bị tham dự vào buổi tối quan trọng. Ảnh: Thảo Nghi Đầu bếp Gary chia sẻ: "Tôi rất tự hào khi được đến đây để quảng bá ẩm thực và hy vọng mọi người sẽ hài lòng với những món ăn được đưa ra phục vụ cho bữa tối". Gary cũng cho biết ông đã nếm thử nhiều món ngon của Việt Nam và đưa ra những lời nhận xét "có cánh" cho ẩm thực Việt. Gary Rhodes và Phạm Tuấn Hải đã biết nhau trước đó, nhưng đây là lần đầu tiên cả hai vị đầu bếp nổi tiếng cùng hợp tác để cho ra đời một thực đơn hấp dẫn. Thực đơn gồm những món ăn lạ miệng như măng tây áp chảo gan vịt tẩm gừng, cá hồi chiên bơ dùng kèm với tôm và trứng cá tầm hay hạt sen nghiền ăn cùng với thịt gà, gà nướng nhồi nấm… Giám khảo MasterChef Phạm Tuấn Hải xem sự hợp tác lần này là một cơ hội giao lưu, trao đổi ẩm thực của Vương quốc Anh và Việt Nam. Gan vịt được chuẩn bị kỹ lưỡng trong nhà bếp. Ảnh: Thảo Nghi Nhận xét về ẩm thực nước Anh, đầu bếp Phạm Tuấn Hải cho biết ẩm thực Anh khá đơn giản, không cầu kỳ, khi ăn thì không quá béo như ở những nước châu Âu khác. "Họ thường sử dụng những nguyên liệu của chính món ăn để trang trí, chứ không lấy thêm các nguyên liệu khác. Tôi nghĩ như thế sẽ tạo nên các món ăn khá hay và hấp dẫn". Buổi vào bếp này nằm trong khuôn khổ Lễ hội Ẩm thực và Đồ uống Vương quốc Anh diễn ra từ ngày 13 – 19/3 do Đại sứ quán Anh và văn phòng Thương mại và Đầu tư Anh (UKTI) phối hợp tổ chức. Lễ hội được tổ chức với mục đích góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân Việt Nam. Thực phẩm Anh bao gồm không chỉ những sản phẩm nổi tiếng như Whisky và cá hồi của Scotland mà còn có hàng loạt loại pho mát, sữa chua, hoa quả, rau tươi và nhiều loại bánh ngon. Đầu bếp Gary Rhodes đang cẩn thận chuẩn bị cho hơn 60 phần ăn đem ra phục vụ thực khách. Ảnh: Thảo Nghi Xem thêm: Ẩm thực đường phố Sài Gòn làm mê mẩn đầu bếp quốc tế Thảo Nghi
|