Mỗi bé có sở thích khác nhau nhưng Minh Hà - Lý Hải vẫn chịu khó lên thực đơn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của 3 nhóc tì. Vợ chồng Lý Hải, Minh Hà là một trong những gia đình sao Việt đông con nhất. Ngoài 3 nhóc tì đáng yêu, giọng ca
Trọn đời bên em còn khiến nhiều người phải ghen tị khi có sự nghiệp ổn định và người vợ đảm đang, xinh đẹp. Dù đang mang bầu đứa thứ 4 nhưng Minh Hà vẫn là bà nội trợ đảm đang khi thường xuyên vào bếp chuẩn bị từng bữa ăn cho các con. Để có những bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng và an toàn Minh Hà thường lên mạng tìm hiểu cách chăm sóc con tốt nhất.
Dù đông con, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà luôn cố gắng chăm chút từng bữa ăn cho con. "Mỗi bé có một sở thích ăn uống khác nhau, có bé dễ nhưng cũng có bé khó ăn. Để tập cho bé nào cũng ăn được nhiều loại thức ăn là một quá trình khá gian nan", Minh Hà chia sẻ và cho biết trong 3 đứa con thì Rio khó tính nhất, bé không thích ăn các món lạ. Ban đầu cô phải tìm cách chế biến loại thịt, rau vào những món bé yêu thích khi đã ăn quen mới chế biến những món khác. Để các bé không chán ăn và hấp thu đủ chất dinh dưỡng, bà bầu 6 tháng luôn thay đổi thực đơn mỗi ngày trong tuần, tránh lặp lại các món ăn trong thời gian gần nhau. Cô cũng dành nhiều thời gian tìm hiểu, cách nuôi con khoa học qua sách báo, đài, chuyên gia dinh dưỡng... "Khoa học đã chứng minh rằng ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Nhất là với các bé, để phát triển trí thông minh cần đầy đủ dưỡng chất và năng lượng trong những giai đoạn quan trọng của cuộc đời, do vậy mình đặc biệt chú trọng thực đơn buổi sáng cho con", bà mẹ nội trợ này chia sẻ. Thực đơn buổi sáng dành cho các bé thường là phở, hủ tiếu, bánh canh, hoành thánh, bò bit tết... Thỉnh thoảng, để đổi vị, cô cho con ăn bánh ngũ cốc ăn sáng Nestlé. "Loại bánh này rất ngon và khá tiện lợi, chỉ cần mở bịch bánh và pha thêm cho con ly sữa tươi là mình yên tâm khi con có bữa sáng ngon và đủ dinh dưỡng", Minh Hà bật mí. Việc dùng ngũ cốc cho buổi sáng của con không chỉ giúp vợ chồng Minh Hà tiết kiệm thời gian chuẩn bị, nấu nướng mà còn khiến các bé tỏ ra hứng thú khi được đổi vị. Còn trưa và chiều thì vợ chồng nam ca sĩ chủ yếu cho con ăn cơm với ít nhất 3 món: mặn, xào hoặc luộc và canh. Sau bữa ăn, cô cho các bé uống thêm sữa hoặc món tráng miệng như trái cây, yaourt. Cô còn chu đáo chuẩn bị các món ăn vặt cho con như chè, bánh hay bánh ngũ cốc để bé ăn xế. Hai vợ chồng thường xuyên chia sẻ trên trang cá nhân những khoảnh khắc cũng như cách dạy con làm sao cho hợp lý. | Không chỉ được biết đến là bà mẹ đông con của giới sao Việt, những chia sẻ của Minh Hà về cách chăm con cũng được nhiều bà mẹ quan tâm. Không chỉ đảm đang trong việc nội trợ, Minh Hà còn thường xuyên cập nhật và nắm bắt những xu hướng chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho con mình. Những chia sẻ của cô cũng được nhiều bà mẹ quan tâm, học theo. N.Loan
Nỗi bực dọc của hầu hết mọi người là không bao giờ tìm thấy một đôi tất cùng màu trong tủ quần áo. Và đây là lý do:
Tiến hành khảo sát trên 2.000 người Anh, các nhà khoa học đã tìm ra lý do tại sao chúng ta hay để thất lạc tất của mình, theo Businessinsider. Dưới đây là lý giải của các nhà khoa học về việc này: Mộc Miên
Những món đồ dễ tìm quanh nhà sẽ giúp bạn loại bỏ mùi hôi của chân và giày. Chân hôi do mang giày thường có hai nguyên nhân chính: hoặc là do vi khuẩn trong giày và tất hoặc là do mồ hôi của chân không thoát ra được. Để chân đi giày kín không bốc mùi, bạn không nhất thiết phải thay giày bằng xăng đan. Những biện pháp dưới đây có thể giúp bạn. Bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều cách, t heo Top10 Home Remedies và Natural Remedy Ideas. 1. Baking Soda Ảnh: Blogspot Cho bột baking soda (còn gọi là thuốc muối, hoặc nếu không có thì mua bột nở, bán ở hiệu thuốc) vào trong một gói giấy rồi nhét vào giầy hoặc rắc một ít bột này vào trong giày và cứ để qua đêm. Sáng ra, nhớ đổ bột đi. Hoặc hòa baking soda vào nước ấm (4 muỗng với 1 lít nước) để ngâm bàn chân 15-20 phút mỗi tối trong suốt một tuần. 2. Tinh dầu Ảnh: jujuaroma Có nhiều loại tinh dầu như dầu bạch đàn, đinh hương, cây trà, oải hương... có thể giúp bạn khử mùi của giày. Bạn chỉ cần n hỏ vài giọt dầu vào một tờ giấy, đặt tờ giấy vào trong giày và để qua đêm. Hoặc cho vài giọt tinh dầu vào trong nước ấm, ngâm chân 15 đến 20 phút, lặp lại hai lần mỗi ngày trong một vài ngày. 3. Cồn Ảnh: priceza Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, cồn còn giúp loại trừ bụi bẩn. Hãy c ho một lượng cồn vừa đủ vào trong giày. Ngoài ra, lấy bông thấm cồn để lau mặt ngoài của giày. Đặt đôi giày chứa cồn ở nơi thoáng khí để cồn tiêu diệt hết vi khuẩn. 4. Đi tất Ảnh: livestrongcdn Điều cần lưu ý là tất (vớ) luôn được giặt sạch và khô trước khi đi vào chân. Nên giặt sau một ngày sử dụng, và không nên dùng một đôi liên tục sau nhiều ngày. Nên chọn tất chất liệu cotton, thấm mồ hôi. Nếu bạn đi tất bẩn, tất nhiều nylon khiến mồ hôi ở chân không thoát được thì tất lại phản tác dụng, làm mùi hôi của chân nặng nề hơn. 5. Túi lọc trà đen Ảnh: thehomemadeexperiment Bạn có thể đun sôi hai túi trà đen với ba chén nước nóng, sau đó pha thêm với nửa xô nước lã. Ngâm chân từ 15 đến 20 phút. Làm hàng ngày trong khoảng một tuần. Bã của túi lọc trà thì cho vào giày và để đó qua vài giờ. Nhớ lau sạch nước trà rơi vãi trên giày. 6. Các miếng giấy thấm khô (dryer sheet) Ảnh: naturalremedyideas. Trước khi xỏ chân vào giày, nhớ đặt miếng giấy lót vào trước. Miếng giấy rất mỏng và nhẹ nên bạn vẫn rất thoải mái, cảm giác như không hề có nó. Hãy cho giấy vào thùng rác ngay sau mỗi lần sử dụng. 7. Phấn rôm hoặc phấn thơm em bé Ảnh: whstatic Rắc phấn vào bàn chân hoặc giày trước khi xỏ chân vào giày. Trong quá trình đi giày, thỉnh thoảng xức thêm phấn nếu phát hiện chân bắt đầu có mồ hôi. Nhớ đừng rắc quá nhiều. 8. Borax (Hàn the) Ảnh: Top10 Home Remedies Hòa nửa cốc hàn the, nửa cốc giấm trong 2 cốc nước, rồi xịt dung dịch này vào phía trong giày. Chờ giầy khô mới đi. Hoặc bạn có thể rắc bột hàn the vào trong giày trước khi đi. 9. Rửa chân sạch sẽ Trước khi cho chân vào giày, bạn cần đảm bảo chân phải sạch và khô. Sau khi cởi giày ra, nhớ rửa kỹ chân với xà bông và nước đồng thời cũng làm khô giày. Việc này càng được thực hiện càng thường xuyên càng tốt. Không bao giờ xỏ chân vào giày hay tất ẩm Xem thêm: Mẹo giảm mồ hôi chân để loại bỏ mùi ở chân Hoàng Anh Cách nào để đuổi kiến ra khỏi lọ đường Thông tắc bồn cầu cực nhanh chỉ bằng băng dính
Nói đến ẩm thực Việt Nam phải nhắc đến phở, bún, hủ tiếu. Đây là những món ăn được chế biến từ gạo gắn bó lâu đời với người Việt. Từ bao đời nay, các món ăn sợi gạo đã chiếm một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đôi khi, chúng còn được dùng thay món cơm truyền thống trong các bữa ăn gia đình, tạo cảm giác lạ miệng và phù hợp với hầu hết khẩu vị của các thành viên trong nhà. Chỉ từ nguyên liệu cơ bản là gạo, ông bà xưa đã tạo ra nhiều loại sợi gạo với hình dáng, kích thước và mùi vị khác nhau với đặc trưng không thể nhầm lẫn. Từng loại sợi gạo lại được người dân địa phương kết hợp với các loại thành phần, nước dùng và gia vị khác nhau, tạo nên những biến tấu thú vị của loại thực phẩm này. Những món ăn quen thuộc từ sợi gạo Đầu tiên, không thể không nhắc đến phở - món ăn được xem là quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Để có được bánh phở thơm ngon, người làm phở phải chọn gạo mới rồi ủ bột, thay nước, tráng bột thành lớp mỏng và hấp. Khi chín, bánh phở được để se mặt và cắt thành từng sợi, trắng và thơm mùi gạo. Ít ai có thể cưỡng lại mùi vị thơm ngon của từng sợi phở trắng ngần, lớp thịt tái đỏ hồng và mớ rau thơm trong bát phở mỗi buổi sáng sớm. Trong khi đó, món bún cũng được làm từ gạo nhưng lại có rất nhiều mùi vị và kích cỡ khác nhau tạo nên sự đa dạng trong phương thức ẩm thực Việt. Nếu như ở miền Bắc có bún đậu mắm tôm, bún thang, bún ngan, bún chả, bún mọc… thì hàng bún của người Nam Bộ lại đặc sắc với các món bún riêu, bún mắm… Bún sợi cỡ nhỏ để ăn các loại món trộn không có nước hay bún cỡ trung cho các món bún nước, ngoài ra còn có bún sợi lớn để dành riêng cho món bún bò Huế phong cách miền Nam. Bên cạnh đó, một biến tấu khác cũng khá phổ biến của sợi gạo ở miền Nam là hủ tiếu. Sợi hủ tiếu nhỏ, có độ dai hơn hẳn so với bún, phở và cách chế biến cũng đa dạng không kém phở và bún. Từ sợi hủ tiếu đơn giản, người dân Nam bộ đã kết hợp với các loại nước dùng và gia vị khác nhau, tạo nên những món đặc trưng riêng của từng địa phương như hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu Mỹ Tho… Món ăn này biến thành những món bình dân được bán khắp hang cùng ngõ hẻm đất phương Nam. Những món ăn cách tân cho cuộc sống hiện đại Các món ăn sợi gạo từ lâu đã trở nên phổ biến và quen thuộc với người Việt. Ở bất kỳ nơi đâu trên dải đất hình chữ S này, người ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy những hàng phở, bún hay hủ tiếu nghi ngút khói và dậy mùi thơm. Người Việt ăn phở, bún và hủ tiếu như một thói quen và thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Tuy nhiên, với sự phát triển nhộn nhịp của cuộc sống hiện đại, các món ăn sợi gạo cũng được tinh chế phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người Việt, cả về giá trị tinh thần và dinh dưỡng. Khi không có nhiều thời gian để chế biến thì những sản phẩm phở, bún và hủ tiếu ăn liền an toàn, tiện lợi được nhiều gia đình lựa chọn cho bữa ăn của mình. Với những sản phẩm ăn liền này, bạn có thể tận dụng những thứ có sẵn trong tủ lạnh như thịt bò, rau thơm, hành giá, chanh... chỉ sau dăm phút là đã có ngay một tô bún, phở hay hủ tiếu để thưởng thức. N.Loan Nguyên chất từ hạt gạo thơm kết hợp với công nghệ hiện đại tạo ra sợi phở Đệ Nhất, hủ tiếu Nhịp Sống, bún Hằng Nga có độ hoàn nguyên cao, tươi ngon, hòa quyện với nước súp lôi cuốn đậm đà…
Tủ bếp, tủ lạnh, bồn rửa... đều chứa nhiều tác nhân gây hại cho cơ thể. Muốn loại bỏ chúng, bạn có thể dùng giấm, nước nóng... Hoàng Anh (Theo PressureWasherToday)
|